Cập nhật thị trường thương mại đầu năm 2023: Lóe những tia hy vọng mới

16-02-2023 11:08|Chan Chan

Theo VDSC, những diễn biến đầu năm của các nền kinh tế lớn phần nào xoa dịu được rủi ro suy giảm trong tăng trưởng thương mại Việt Nam.

Thương mại tháng đầu năm sụt giảm mạnh nhưng không quá nghiêm trọng

Theo báo cáo mới cập nhật tại Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Số liệu sơ bộ về tình hình thương mại tháng 01/2023 lệch khá nhiều so với ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK).

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 23,6 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1,5 tỷ USD so với ước tính của TCTK và kim ngạch nhập khẩu đạt 23,0 tỷ USD, cao hơn khoảng 2,5 tỷ USD so với ước tính.

Do kỳ nghỉ Tết rơi trọn vào tháng 01/2023, nên kim ngạch thương mại giảm rất mạnh so với cùng kỳ, với xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt giảm 25,9% và 24,0%. Xét theo mức thay đổi tháng thì kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cũng giảm lần lượt 18,7% và 15,9%.

Tuy nhiên, nếu so với thời điểm Tết của năm 2022 thì xuất khẩu tăng 0,8% trong khi nhập khẩu giảm 9,6%.

VDSC cho rằng, dựa trên mức nền thấp của Tết năm 2022 sẽ phản ánh đúng bản chất hơn bức tranh thương mại của tháng đầu năm, nghĩa là xuất khẩu gần như không tăng trưởng trong khi nhu cầu nhập nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất vẫn yếu.

Thặng dư thương mại trong tháng 01/2023 ước đạt 656 triệu USD, là mức tương đối phù hợp trong bối cảnh xuất khẩu và nhập khẩu đều sụt giảm.

Cập nhật thị trường thương mại đầu năm 2023: Lóe những tia hy vọng mới

Xuất khẩu sang thị trường EU đang giữ vững tăng trưởng

Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh hơn khối FDI trong tháng 01/2023, chủ yếu là do xuất khẩu các mặt hàng điện tử vẫn tăng trưởng 3,2% so với tháng trước và chỉ giảm 9,9% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, các nhóm hàng xuất khẩu chính của doanh nghiệp nội địa như dệt may, nông sản và gỗ đều ghi nhận mức giảm từ 36-48% so với cùng kỳ. Mức sụt giảm theo tháng của các mặt hàng này cũng không khá hơn, dao động từ 25-39%.

Nếu so với cùng thời điểm Tết của năm 2022 thì trụ đỡ cho xuất khẩu hiện là nhóm hàng điện tử và máy móc, thiết bị; nhóm dệt may, giày dép và túi xách không tăng trưởng trong khi xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản sụt giảm mạnh hơn 10%.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt gần 500 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2022

Xét theo thị trường xuất khẩu, sự sụt giảm mạnh nhất đến từ thị trường Hoa Kỳ (giảm 38,9% so với cùng kỳ và 24,7% so với tháng trước. Tuy nhiên nếu không tính đến tác động của kỳ nghỉ Tết nguyên đán, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là ổn định.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại chưa mang lại kết quả rõ ràng với hoạt động xuất khẩu sang thị trường tỷ dân. Xuất khẩu của Việt Nam qua Trung Quốc trong tháng 01/2023 đạt xấp xỉ 3,9 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ nhưng giảm 24,3% so với tháng 12/2022.

Một trong những thị trường lạc quan nhất đối với Việt Nam trong tháng đầu năm là EU. Mặc dù xuất khẩu từ Việt Nam sang EU ghi nhận mức giảm 26,6% so với cùng kỳ nhưng nếu không xét đến ảnh hưởng của Tết, tăng trưởng xuất khẩu sang EU vẫn khá tốt ở mức trên hai chữ số.

Ở chiều nhập khẩu, trừ nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu tăng mạnh so với cùng kỳ (+68,7%) thì nhập khẩu các mặt hàng còn lại đều giảm mạnh. So với tháng 12/2022, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng điện tử không tăng trưởng, nhưng nhập khẩu nguyên liệu cho dệt may hay máy móc tiếp tục giảm sâu.

Cập nhật thị trường thương mại đầu năm 2023: Lóe những tia hy vọng mới

Nhập khẩu khi so cùng với thời điểm Tết nguyên đán của năm ngoái cũng vẫn suy giảm cho thấy doanh nghiệp vẫn đang thận trọng trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất.

Ở các thị trường nhập khẩu chính thì nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh nhất (-34,7% so với cùng kỳ), theo sau là thị trường Hàn Quốc với mức giảm 24,7%.

Kinh tế thế giới đầu năm có nhiều điểm sáng

Số liệu thị trường việc làm tại Mỹ tháng 01/2023 đang khiến nhiều dự đoán về nền kinh tế Mỹ trong năm 2023 xoay chuyển.

Cụ thể là số việc làm mới tăng cao, gấp đôi số việc làm được tạo mới trong tháng 12/2022, tỷ lệ thất nghiệp giảm về mức thấp nhất trong lịch sử. Đáng chú ý hơn là tăng trưởng tiền lương chỉ ở mức 4,4%, diễn biến phù hợp với kỳ vọng.

Đồng thời, mức tăng tiền lương cũng thấp hơn ngưỡng quan ngại 5%, vốn là một tỷ lệ khiến Fed phải lo lắng về vòng xoáy lương tiền, và buộc phải mạnh mẽ hơn trong công cuộc chống lạm phát.

Trong khi đó, việc Trung Quốc mở cửa nhanh hơn kỳ vọng cũng thúc đẩy sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của nước này trong cả năm 2023. Mới đây, Uỷ ban châu Âu cũng đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực EU từ 0,3% lên 0,9% nhờ bằng chứng cho thấy khu vực này đang chống chịu tốt với cuộc khủng hoảng năng lượng và giá khí đốt giảm sâu.

Như vậy, những diễn biến đầu năm của các nền kinh tế lớn phần nào xoa dịu được rủi ro suy giảm trong tăng trưởng thương mại Việt Nam. Nói cách khác, mối quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn.

Doanh nghiệp thủy sản nào hưởng lợi lớn nhất nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 60-100% lên Trung Quốc?

VN-Index có thể đạt mốc 1.345 điểm trước mùa BCTC quý IV/2024

Bài thuộc chủ đề Vận tải, kho bãi
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cap-nhat-thi-truong-thuong-mai-dau-nam-2023-loe-nhung-tia-hy-vong-moi-169740.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cập nhật thị trường thương mại đầu năm 2023: Lóe những tia hy vọng mới
    POWERED BY ONECMS & INTECH