Cuộc đua phát triển công nghệ Chatbot AI trên toàn cầu chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

08-02-2023 07:31|Phương Anh

Liên tục cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của mọi doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững, Chatbot AI ra đời nhanh chóng tạo ra “cơn sốt” công nghệ khiến các công ty đua nhau nghiê cứu phát triển.

Chatbot là công cụ có khả năng tương tác với khách hàng qua tin nhắn theo thời gian thực, 24/7/365. Do đó, khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu để nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp.

Ở thời điểm hiện tại, OpenAI gần như là công ty dẫn đầu thị trường về AI tổng hợp. Đối với ông lớn công nghệ Google, dù đã đầu tư đáng kể vào AI, nhưng Google vẫn chậm chân khi phát hành các mô hình tổng quát của mình. Đặc biệt, dù đã được gắn nhãn là “sát thủ tìm kiếm của Google”, ChatGPT của OpenAI đã không nhận được phản hồi từ Google, vì các giám đốc điều hành được cho là “rủi ro về uy tín” khi tung ra một chatbot cạnh tranh.

Cuộc đua phát triển công nghệ Chatbot AI trên toàn cầu chưa có dấu hiệu

ChatGPT của OpenAI đã nhận được sự chú ý rộng rãi kể từ khi ra mắt vào tháng 11 , thu hút hơn một triệu người dùng và khơi dậy các cuộc thảo luận về vai trò của AI trong các cài đặt khác nhau. Các công ty, bao gồm cả Microsoft, đầu tư rất nhiều để phát triển các ứng dụng AI thực tế, trong khi những công ty khác sử dụng sự cường điệu để đảm bảo tài trợ. BuzzFeed đã chứng kiến cổ phiếu của mình tăng vọt sau khi công bố kế hoạch sử dụng ChatGPT trong nội dung của mình.

Baidu, Alibaba, Tencent và ByteDance là những ông lớn thống trị internet của Trung Quốc cũng đang trong tâm thế sẵn sàng ra nhập cuộc đua ChatbotAI. Ngoài ra, còn rất nhiều các công ty, doanh nghiệp trên thế giới đang nghiên cứu về Chatbot AI.

Anthropic: Claude

Anthropic là một công ty được thành lập bởi các cựu nhân viên của OpenAI, đã nhận được hơn 700 triệu đô la tài trợ và tạo ra một AI tương tự như ChatGPT của OpenAI có tên là Claude. Hệ thống hiện chỉ có thể truy cập thông qua tích hợp Slack như một phần của thử nghiệm beta kín và đã được báo cáo là có những cải tiến so với bản gốc.

Theo New York Times, startup Anthropic chuẩn bị khép vòng gọi vốn 300 triệu USD, nâng định giá công ty lên khoảng 5 tỷ USD.

Cuộc đua phát triển công nghệ Chatbot AI trên toàn cầu chưa có dấu hiệu

Do một số chuyên gia nghiên cứu tách ra từ OpenAI sáng lập năm 2021, Anthropic nhận được quan tâm vào tháng 4/2022 và ngay lập tức tuyên bố gọi vốn thành công 580 triệu USD. Tuy nhiên, phần lớn số tiền này đến từ Sam Bankman-Fried – chủ sàn giao dịch tiền số FTX (đã nộp đơn xin phá sản cuối năm ngoái) và đồng nghiệp tại FTX.

Anthropic phát triển chatbot AI có tên Claude, đang ở giai đoạn thử nghiệm khép kín thông qua tích hợp với Slack. Claude có tính năng tương tự ChatGPT và thậm chí còn tốt hơn. Chatbot này được Anthropic tạo ra nhờ quy trình “AI Hiến pháp” (Constitutional AI), dựa trên các khái niệm như lợi ích, không ác ý, tự động hóa.

Theo báo cáo mô tả chi tiết AI Hiến pháp của startup, quy trình liên quan đến giai đoạn học có giám sát và học tăng cường. Nhờ vậy, Anthropic có thể đào tạo một trợ lý AI vô hại.

DeepMind: Sparrow

Trên tạp chí Time, đồng sáng lập kiêm CEO Demis Hassabis cho biết, DeepMind đang cân nhắc ra mắt chatbot Sparrow dưới dạng “thử nghiệm riêng tư” trong năm 2023. Hassabis cho rằng, cẩn trọng là điều đúng đắn để có thể phát triển các tính năng dựa trên học tăng cường như trích nguồn, thứ mà ChatGPT chưa có.

DeepMind là một công ty con thuộc Alphabet. Trong khi đó, Sparrow được giới thiệu trong một nghiên cứu vào tháng 9 và được đánh giá là một bước tiến quan trọng tiến tới hệ thống máy học an toàn, ít thiên kiến. Đó là nhờ vào dữ liệu mà các chuyên gia nhập vào trong quá trình đào tạo.

Cuộc đua phát triển công nghệ Chatbot AI trên toàn cầu chưa có dấu hiệu

DeepMind chia sẻ Sparrow hữu ích và giảm rủi ro cung cấp các câu trả lời không an toàn, không phù hợp. Nó được thiết kế để “trò chuyện với người dùng, trả lời câu hỏi, tìm kiếm Internet bằng Google khi tra cứu bằng chứng cho phản hồi của mình”.

Dù vậy, DeepMind xem Sparrow là mô hình dựa trên bằng chứng (proof-of-concept), chưa sẵn sàng triển khai. Nhà nghiên cứu Geoffrey Irving của DeepMind thừa nhận nó có nhiều thiên kiến và đủ lỗi lầm.

Google: LaMDA

LaMDA trở thành cái tên nổi bật từ mùa hè năm ngoái sau khi Blake Lemoine – cựu kỹ sư Google – khẳng định AI này có tri giác. “Tôi có lý do chính đáng tin rằng LaMDA là một con người”, Lemoine nói trên tạp chí Wired.

LaMDA của Google được xem là một trong các đối thủ lớn nhất của ChatGPT. Ra mắt năm 2021, Google cho biết kỹ năng hội thoại của LaMDA “được tôi luyện qua nhiều năm”.

Cũng như ChatGPT, LaMDA xây dựng dựa trên Transformer, kiến trúc mạng thần kinh do Google Research phát minh và mở mã nguồn năm 2017. Kiến trúc Transformer “sản xuất một mô hình có thể được đào tạo để đọc nhiều từ (chẳng hạn một câu hay một đoạn), để ý đến mối liên quan giữa từ này với từ khác rồi sau đó dự đoán từ nào sẽ nảy ra tiếp theo”.

Cuộc đua phát triển công nghệ Chatbot AI trên toàn cầu chưa có dấu hiệu

LaMDA cũng được đào tạo dựa trên đối thoại. New York Times đưa tin vào tháng 12/2022, hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin đã gặp gỡ các lãnh đạo công ty để thảo luận về ChatGPT – nguy cơ đối với mảng tìm kiếm 149 tỷ USD của Google.

Character AI

Điều gì xảy ra khi các kỹ sư phát triển LaMDA chán ngấy sự quan liêu của Big Tech và quyết định “ra riêng”? Đây là trường hợp của Noam Shazeer (một trong các tác giả của nghiên cứu Transformer đầu tiên) và Daniel De Freitas. Chỉ 3 tháng trước, họ trình làng Character AI – công nghệ chatbot AI cho phép người dùng trò chuyện và đổi vai với bất kỳ ai, dù còn sống hay đã mất, chẳng hạn Nữ hoàng Elizabeth và William Shakespeare hay các nhân vật hư cấu.

Theo The Information, Character “đã thông báo với các nhà đầu tư rằng muốn huy động khoảng 250 triệu USD trong vòng gọi vốn mới, khá lớn với một startup mà sản phẩm mới đang ở giai đoạn thử nghiệm”. Hiện nay, công nghệ cho dùng miễn phí và Character sẽ “nghiên cứu cách người dùng tương tác với nó trước khi cam kết gắn bó với kế hoạch phát sinh doanh thu”.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư: Tiếng Anh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Chatbot Meta AI có khả năng tìm kiếm không phụ thuộc Google, Microsoft

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cuoc-dua-phat-trien-cong-nghe-chatbot-ai-tren-toan-cau-chua-co-dau-hieu-ha-nhiet-168395.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cuộc đua phát triển công nghệ Chatbot AI trên toàn cầu chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"
    POWERED BY ONECMS & INTECH