Dược Việt Nam: Thuốc cho “tăng giá” thời Covid

17-08-2021 09:25|CE11 Group

Ngành dược là một trong những ngành phòng thủ điển hình và khi nền kinh tế có những diễn biến tiêu cực thì giới đầu tư sẽ chú ý đến những cổ phiếu trong ngành này nhiều hơn. Dòng tiền thường có xu hướng chuyển từ các ngành mang tính thị trường cao sang các ngành phòng thủ để hạn chế rủi ro.

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (pharmerging countries) theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute. Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược đang được đánh giá rất cao bởi các yếu tố như:

Tỷ lệ dân số vàng của Việt Nam hiện đang nằm ở mức đỉnh và đang bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh. Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa khi số người trên 60 tuổi chiếm 9.9%. Đến năm 2018, con số này đã lên mức 11.95%.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 tuổi ở nước ta khoảng hơn 21 triệu người, chiếm 20% dân số. Con số này sẽ tăng lên 27 triệu người, tương đương 25% dân số vào năm 2050.

Ngoài ra, trong bối cảnh biến chủng Delta lan nhanh khiến dịch bệnh Covid -19 kéo dài, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nguy cơ phải sống chung với dịch bệnh này trong tương lai gần. Người dân sẽ phải tiêm vacxin định kỳ và sử dụng các loại thuốc kháng virus như các dạng cúm mùa hiện tại.

undefined

Nguồn: International Journal of Environmental Research and Public Health và MDPI

Trước cơ hội đó, với vị thế là doanh nghiệp sản xuất và phân phối dược phẩm, trang thiết bị y tế hàng đầu Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Dược Việt Nam (DVN – Upcom) đang có cơ hội tiềm năng phát triển rất lớn trong trung và dài hạn:

1. Sở hữu các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn và có hệ thống phân phối rộng khắp

Hiện DVN đang có3 công ty con là CTCP Dược phẩm Trung ương CPC1 (DP1 – Upcom); CTCP Dược phẩm Trung ương Codupha (CDP – Upcom); CPCP Dược Trung ương 3 (TW3 – Upcom). Ngoài ra, DVN hiện còn đang sở hữu 30% cổ phần của Sanofi Việt Nam (công ty con của tập đoàn dược hàng đầu thế giới Sanofi), cùng hàng loạt các công ty dược hàng đầu khác của Việt Nam.

undefined

undefined

Nguồn: Fireant.vn

2. Giá cổ phiếu hưởng lợi từ thoái vốn nhà nước

Cơ cấu cổ đông của DVN khá rõ ràng với việc cổ đông nhà nước và tổ chức nắm tới 87% cổ phần, số lượng cổ phiếu free loat rất ít.

- Nhà nước nắm 65%

- Công Ty CP Tập Đoàn Đầu Tư Việt Phương nắm 17% (là công ty của ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Á). Số cổ phần này bị hạn chế giao dịch trong 5 năm kể từ ngày 8/12/2016, như vậy khả năng lớn việc thoái vốn nhà nước sẽ diễn ra trong quý 4/2021, trùng thời điểm với số cổ phiếu mà Việt Phương đang nắm giữ được thực hiện giao dịch tự do.

- Công ty Cổ phần SAM Holdings nắm 5%, số cổ phiếu này đã được SAM mua với giá 24,000đ/CP vào năm 2017 và hiện đang được dùng làm tài sản đảm bảo tại ngân hàng Agribank.

3. Quỹ đất vàng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Hiện nay DVN đang quản lý, sử dụng 05 khu đất có diện tích gần 1ha (9.870 m2), nằm chủ yếu tại khu vực nội thành Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, đây đều là các lô đất DVN được Nhà nước cho thuê để sử dụng theo hình thức trả tiền hàng năm. Do đó, căn cứ theo Khoản 3 Điều 31 Nghị định 59/2011/NĐ-CP, khi tiến hành cổ phần hóa diện tích đất DVN đang quản lý và sử dụng sẽ không phải tổ chức thẩm định giá, không được tính giá trị quyền sử dụng đất cũng như lợi thế về vị trí địa lý của các lô đất vào giá trị doanh nghiệp.

Trong đó, tại Hà Nội có khu "đất vàng" 95 Láng Hạ (Hà Nội) có diện tích gần 3.280 m2; Lô đất số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội, với diện tích 2.670,0 m2, DVN đã hợp tác với CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC để xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư (Dự án PVV - Vinapharm Tower); Lô đất hơn 1.800 m2 ở số 12 Ngô Tất Tố, Hà Nội.

Ngoài ra, tại Tp Hồ Chí Minh, Vinapharm cũng có 2 khu đất diện tích khoảng 1.930 m2 tại quận 3. Trong đó, khu đất số 178 đường Điện Biên Phủ, Quận 3 có diện tích hơn 1.200 m2; Khu đất số 126A đường Trần Quốc Thảo, quận 3 có diện tích 691 m2.

4. Kết quả kinh doanh ổn định và tăng trưởng tốt

Doanh thu quý 2/2021 đạt 1.286 tỷ đồng, tăng 7,4% so với quý 2 năm ngoái. Trừ chi phí vốn, lợi nhuận gộp đạt gần 122 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 9,5%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu thuần đạt 2.290 tỷ đồng, giảm 9,1% so với cùng kỳ. Nhờ tiết giảm các khoản chi phí nên lợi nhuận trước thuế đạt hơn 137 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 20,4%, lên mức 129 tỷ đồng ~ hoàn thành 90% kế hoạch cả năm 2021.

undefined

5. Phân tích kỹ thuật biến động giá DVN

undefined

Hiện DVN đã hoàn thành mẫu hình Vai Đầu Vai ngược theo chart tuần, sau khi phá cản vùng giá 21, DVN đã có một nhịp pull back tại vùng này. Đóng cửa tuần ngày 13/8 ở trên mức cản 21,000đ/cp cùng với Trend giá và MACD đã có sự phân kỳ.

Chúng tôi dự tính Quý 3 và Quý 4 DVN sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc cung cấp dược phẩm và trang thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch Covid -19 cùng với việc thoái vốn của Nhà nước. Vì vậy chúng tôi nhận định DVN sẽ sớm quay lại mức giá lịch sử 33,000đ/cp và giá mục tiêu cho năm 2021 là 50,000đ/cp ~ mức tăng 38% so với vùng giá khuyến nghị mua 21,000 – 22,000đ/cp.

Bài phân tích thể hiện nghiên cứu và quan điểm riêng của CE11 Group. Nhà đầu tư cần tư vấn hoặc tham gia giao lưu và trao đổi về chứng khoán tại đây
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/duoc-viet-nam-thuoc-cho-tang-gia-thoi-covid-120387.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Dược Việt Nam: Thuốc cho “tăng giá” thời Covid
    POWERED BY ONECMS & INTECH