Sống

Giải mã kỹ thuật làm đường siêu đẳng 2.000 năm vẫn chưa thể bị phá hủy

Thùy Dung 02/02/2024 15:38

Những tuyến đường này giờ đây đã trở thành biểu tượng cho sức sáng tạo và những phát minh đi trước thời đại của người La Mã.

Đường sá đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người La Mã cổ đại. Theo các nguồn tài liệu xưa, người La Mã đã học hỏi kỹ thuật xây dựng của người Carthage để nâng cấp những con đường họ tìm thấy. Các con đường của La Mã được thiết kế tỉ mỉ và xây dựng theo ba tiêu chuẩn: bền chắc, tiện dụng và thẩm mỹ.

Theo ước tính, hệ thống đường xá của đế chế La Mã trải dài khoảng 400.000 km. Những con đường này được gọi là “viae” giúp hàng hóa và người có thể di chuyển nhanh hơn giữa các vùng trong lãnh thổ của đế chế La Mã. Để tạo ra những con đường kiên cố, thách thức thời gian, người La Mã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công.

Đối với người La Mã, con đường lý tưởng là đường ngắn nhất nối điểm xuất phát với điểm đích. Đó là lý do tại sao các con đường họ làm có nhiều đoạn thẳng dài, nhưng thường vẫn phải theo đường cong tự nhiên của địa hình. Ở những vùng đồi núi, khi có thể, người La Mã làm đường ở độ cao lưng chừng, dọc theo bên triền núi hứng ánh sáng mặt trời. Điều này giúp giảm thiểu những bất tiện do thời tiết xấu gây ra cho người đi đường.

Con đường được xây dựng từ thời La Mã cổ đại vẫn bền bỉ vượt thời gian

Con đường được xây dựng từ thời La Mã cổ đại vẫn bền bỉ vượt thời gian

Dựa vào kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ, phương pháp làm đường của người La Mã sẽ được tiến hành vô cùng tỉ mỉ, cầu kỳ. Trước tiên tuyến đường được xác định. Công việc này được giao cho những người chuyên vẽ bản đồ địa hình. Kế tiếp, công việc đào bới nặng nhọc là phần của binh lính, lao công và nô lệ. Người ta đào hai rãnh song song cách nhau ít nhất khoảng 2,4-4m, thậm chí còn rộng hơn ở những khúc quanh.

Khi đã hoàn thành, chiều rộng của con đường có thể lên tới 10 mét, gồm cả lối dành cho người đi bộ ở hai bên. Tiếp theo, người ta đào bỏ đất giữa hai rãnh cho đến khi đụng nền đất rắn bên dưới. Hố được đào sau đó được lấp đầy bằng ba hoặc bốn lớp vật liệu khác nhau. Lớp thứ nhất có thể là đá lớn, thứ hai là đá cuội, có lẽ được trộn với vữa để kết dính, và trên cùng là đá dăm được nén chặt.

Một số con đường có bề mặt chỉ là đá dăm nén chặt. Tuy nhiên, điều khiến người thời ấy thán phục chính là những con đường lát đá. Mặt đường được lát bằng những phiến đá lớn, thường được chẻ từ các tảng đá có sẵn ở địa phương. Mặt đường hơi gồ lên ở giữa để nước mưa có thể thoát xuống rãnh ở hai bên. Phương pháp này giúp đường sử dụng được lâu và một số còn tồn tại đến ngày nay.

>> ‘Cầu say rượu’ dài gần 300m nằm sát bờ biển, được mô tả là ‘con đường dẫn đến hư không’

Bên trong thành phố cổ đại 18 tầng sâu nhất thế giới: Nằm ở độ sâu 85m so với mặt đất ngay dưới móng nhà dân, từng có sức chứa khoảng 20.000 người

Bất ngờ phát hiện hố sụt khổng lồ có thể tích tới hơn 5 triệu m3, chứa cả rừng cây cổ đại nằm dưới đáy

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/giai-ma-ky-thuat-lam-duong-sieu-dang-2000-nam-van-chua-the-bi-pha-huy-d115875.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giải mã kỹ thuật làm đường siêu đẳng 2.000 năm vẫn chưa thể bị phá hủy
    POWERED BY ONECMS & INTECH