Lý do giá dầu tăng vượt mốc 120 USD/thùng

02-06-2022 15:57|Thanh Thuỷ

Giá dầu liên tục lập đỉnh kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra. Khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí theo đuổi lệnh cấm một phần đối với dầu mỏ của Nga, giá dầu lại tiếp tục tăng cao.

Cuối tháng 5, người đứng đầu của 27 quốc gia thành viên châu Âu đã đồng ý cắt giảm 2/3 lượng dầu nhập khẩu của Nga, một phần của vòng trừng phạt mới nhất nhắm vào Nga sau những động thái của quốc gia này tại Ukraine.

Việc này sẽ cắt một nguồn tài chính lớn của Nga đến từ dầu mỏ và gây áp lực tối đa lên Nga để kết thúc chiến sự tại Ukraine. Quyết định này dự kiến khiến Nga mất 10 tỷ USD doanh thu xuất khẩu mỗi năm.

Ngoài việc loại ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank khỏi hệ thống thanh toán xuyên biên giới, EU sẽ cấm mua dầu thô của Nga và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế như dầu diesel vào cuối năm nay.

Tuy nhiên EU cho biết sẽ có một sự miễn trừ tạm thời đối với dầu được vận chuyển qua đường ống. Ngay sau động thái này, giá dầu thô Brent đã tăng lên vượt ngưỡng 120 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 3.

Khi lệnh cấm vận được đưa ra, thị trường thắt chặt khiến giá dầu tăng vọt. Nhu cầu về nhiên liệu tăng cao khi đại dịch Covid-19 đang dần lắng xuống.

Người tiêu dùng đã bắt đầu sử dụng các phương tiện đi lại như ô tô, máy bay và các quốc gia thực hiện các biện pháp để hạn chế những tác động của chi phí năng lượng leo thang.

Việc Trung Quốc gần đây đã nới lỏng dần các biện pháp phòng chống dịch cũng góp phần làm cơn khát dầu tăng lên. Không chỉ vậy mà giá các kim loại công nghiệp như quặng sắt, đồng cũng tăng theo.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của tổ chức này, bao gồm Nga cho thấy rất ít dấu hiệu về việc tăng sản lượng.

Nhóm dự kiến ​​sẽ không công bố bất kỳ thay đổi nào đối với kế hoạch tăng dần nguồn cung lên mức trước đại dịch (mặc dù được cho là đang cân nhắc kế hoạch loại trừ Nga khỏi các mục tiêu sản xuất của mình, cho phép Ả Rập Xê Út và những người khác bơm thêm để bù đắp cho bất kỳ khoản cắt giảm nào ở Nga).

Vấn đề về nguồn cung đang ngày càng eo hẹp và nhu cầu ngày càng tăng. Hậu quả là người tiêu dùng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá cả ngày càng tăng. Chưa dừng lại ở đó, tình trạng giảm công suất ở các nhà máy ở Mỹ đã khiến giá xăng và dầu diesel tăng mạnh hơn cả giá dầu thô.

Ông Francisco Blanch của Ngân hàng Trung ương Mỹ đã chỉ ra rằng đồng USD tăng mạnh làm tăng chi phí tại châu u và các thị trường mới nổi. Đây đều là những thông tin không mấy tích cực trong một môi trường vốn đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Tính đến ngày 31/5, lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu u (Eurozone) đã tăng lên 8,1%, cao hơn dự kiến của các nhà kinh tế.

Những lệnh cấm vận của Ả Rập trong những năm 1970 đã gây ra những tổn hại trong ngắn hạn cho phương Tây, nhưng cũng thúc đẩy động lực tiết kiệm nhiên liệu, giúp các quốc gia này giảm bớt được sự phụ thuộc vào dầu mỏ.

Tăng phụ cấp xét xử cho hội thẩm lên 900.000 đồng/ngày

Ukraine phóng tên lửa vào miền nam Nga, tung loạt vũ khí chiến đấu mới

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ly-do-gia-dau-tang-vuot-moc-120-usdthung-134294.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lý do giá dầu tăng vượt mốc 120 USD/thùng
    POWERED BY ONECMS & INTECH