Thế giới

Vị vua ra lệnh xây Tử Cấm Thành với 5 lần ngự giá thân chinh, được ca ngợi là người có khí phách kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa

Vương Vương 13/05/2025 22:02

Minh Thành Tổ Chu Đệ là vị hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1402 đến năm 1424, lấy niên hiệu là Vĩnh Lạc. Trong suốt hơn 20 năm, vị hoàng đế đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nhiều lĩnh vực: Từ kiến trúc, quân sự, văn hóa cho đến ngoại giao.

Minh Thành Tổ Chu Đệ sinh năm 1360, là con trai thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người sáng lập nhà Minh. Một trong những công trình vĩ đại nhất dưới thời Minh Thành Tổ là Tử Cấm Thành – cung điện hoàng gia tọa lạc ở Bắc Kinh.

Công trình này rộng tới 700.000m2 và có đến 800 cung điện lớn, nhỏ khác nhau. Nó cũng đã trở thành biểu tượng của quyền lực hoàng gia và là trung tâm chính trị của Trung Hoa suốt 500 năm. Sau khi xây dựng xong, Chu Đệ dời đô từ Nam Kinh ra Bắc Kinh – một quyết định mang tính chiến lược, củng cố quyền lực phía Bắc và giúp kiểm soát tốt hơn các vùng biên cương.

Vị vua ra lệnh xây Tử Cấm Thành với 5 lần ngự giá thân chinh, được ca ngợi là người có khí phách kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa - ảnh 1
Tử Cấm Thành

Triều đại của Minh Thành Tổ Chu Đệ được xem là thời kỳ đỉnh cao của nhà Minh về mặt văn hóa và hành chính. Ông được hậu thế ca ngợi là vị vua có phong thái, khí phách kiệt xuất hiếm có khi đích thân ngự giá thân chinh tới năm lần.

Đặc biệt, trong thời kỳ này, Vĩnh Lạc Đại Điển được biên soạn – bộ bách khoa thư với hơn 11.000 quyển, bao gồm mọi lĩnh vực kiến thức từ lịch sử, y học, thiên văn, địa lý đến tôn giáo và nghệ thuật.

Ông là người thúc đẩy sự phát triển của Nho giáo và hoàn thiện hệ thống quan lại tuyển chọn qua thi cử. Đặc biệt, ông đã cử sứ thần Trịnh Hòa sang Tây Dương khám phá các vùng đất mới và xây dựng mở rộng mối quan hệ ngoại giao.

Minh Thành Tổ Chu Đệ cũng là người đã tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. Ông tiếp tục áp dụng các chính sách hiệu quả từng được thực hiện dưới thời Hồng Vũ, như "di dân khai hoang" và "đồn điền quân sĩ". Theo đó, dân cư được tổ chức di chuyển đến vùng đất hoang để khai khẩn và canh tác, trong khi binh lính được phân công làm nông nghiệp tại các đồn điền, tự túc lương thực nhằm giảm gánh nặng cho quốc khố.

Bên cạnh đó, ông đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các chính sách cứu tế nạn đói, lũ lụt, hạn hán cũng được thực thi tích cực, góp phần giúp nền kinh tế dần phục hồi. Nhờ đó, các ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp trong nước nhanh chóng ổn định và phát triển trở lại.

Vị vua ra lệnh xây Tử Cấm Thành với 5 lần ngự giá thân chinh, được ca ngợi là người có khí phách kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa - ảnh 2
Ảnh minh họa chân dung Minh Thành Tổ Chu Đệ

Trong suốt thời kỳ Vĩnh Lạc, nguồn thu ngân sách từ thuế thóc hàng năm đạt bình quân khoảng 31.788.696 tạ, cao hơn đáng kể so với mức 28.734.250 tạ thời Hồng Vũ. Sản lượng từ các đồn điền quân sĩ thậm chí thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn, được ghi nhận là “gạo đồn điền thường nhiều hơn gấp một phần ba”, cho thấy hiệu quả rõ rệt của các chính sách phục hưng đất nước mà Minh Thành Tổ đã triển khai.

Minh Thành Tổ qua đời vào năm 1424. Con trai ông là Chu Cao Sí kế vị, lấy niên hiệu Hồng Hi. Ông là hình mẫu của một vị hoàng đế mạnh mẽ, quyết đoán và có tầm nhìn xa. Dưới thời ông, Trung Hoa không chỉ được củng cố về nội trị, phát triển về văn hóa mà còn vươn mình ra thế giới. Những gì ông để lại tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử Trung Quốc và toàn cầu hàng thế kỷ sau.

>> Vị vua cả đời chỉ lấy một vợ, được hậu thế ca ngợi là minh quân liêm chính trong lịch sử phong kiến Trung Hoa

Mỹ lùi thêm một bước với Trung Quốc

Gỡ lệnh cấm, Trung Quốc cho phép 50 máy bay Boeing quay lại đường băng

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/vi-vua-ra-lenh-xay-tu-cam-thanh-voi-5-lan-ngu-gia-than-chinh-duoc-ca-ngoi-la-nguoi-co-khi-phach-kiet-xuat-trong-lich-su-phong-kien-trung-hoa-142296.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vị vua ra lệnh xây Tử Cấm Thành với 5 lần ngự giá thân chinh, được ca ngợi là người có khí phách kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa
    POWERED BY ONECMS & INTECH