Ngay sau nhận định của VinaCapital, VN-Index bất ngờ giảm gần 42 điểm trong phiên sáng 13/6/2022. Đây là hệ quả của việc Mỹ báo chỉ số CPI tháng 5 lập đỉnh 41 năm qua đó tiếp tục thúc FED đẩy nhanh hoạt động tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Trong báo cáo mới đây, VinaCapital cho rằng việc VN-Index phục hồi khá tích cực từ đáy 1.18x vừa qua đến từ việc tâm lý bi quan của nhà đầu tư đã phần nào vơi bớt.
VinaCapital cho rằng có 4 diễn biến mới hiện đang hỗ trợ tâm lý của các nhà đầu tư trong nước gồm: Thị trường nhận thức được làn sóng bán tháo do các lệnh dừng ký quỹ gần đây đã kết thúc; việc Chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất 2% để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khá; các diễn biến tích cực của nền kinh tế - bao gồm cả mức tăng kỷ lục của doanh số bán lẻ trong tháng 5; nhận thức ngày càng tăng rằng các sự kiện kinh tế toàn cầu hiện tại sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, một số nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam bao gồm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã đưa ra tuyên bố rất rõ ràng về những cách mà các diễn biến gần đây trên thế giới sẽ mang lại lợi ích đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam và giúp ích cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế, cũng như cam kết tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ.
Theo ước tính, tổng dư nợ ký quỹ trên thị trường chứng khoán đã giảm hơn 30% so với mức đỉnh trước đây trong năm nay. Mặt khác, việc Chính phủ Việt Nam chính thức triển khai gói hỗ trợ lãi vay 2% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khác (bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch) có thể giúp thúc đẩy đáng kể tâm lý của các nhà đầu tư.
Dự báo tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay, nhưng đồng thời nhận thấy con số này có khả năng tăng trưởng cao hơn, và nhận thấy một số dự báo nói rằng tăng trưởng GDP có thể đạt mức 9% trong năm nay.
Nói tóm lại, doanh thu bán lẻ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong năm nay và sản lượng ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái trong 5 tháng đầu năm 2022 đây là mức tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với mức dự báo trước đó. Chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng từ 51,7 vào tháng 4 lên 54,7 vào tháng 5 - mức tăng lớn nhất trong hơn một năm - được thúc đẩy bởi sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng mới.
Sự phục hồi gần đây của VN-Index được thúc đẩy bởi tâm lý bi quan trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm bớt, cũng như nhà đầu tư đã bớt lo ngại về một số yếu tố cụ thể của Việt Nam đã phân tích ở trên.
Quan trọng hơn, VinaCapital ước tính rằng số dư ký quỹ đang lưu hành đã giảm khoảng 30%, điều này giúp loại bỏ nguồn áp lực bán tháo mạnh nhất trong tháng 5, mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn của thị trường.
Ngay sau nhận định của VinaCapital, VN-Index bất ngờ giảm gần 42 điểm trong phiên sáng 13/6/2022. Đây là hệ quả của việc Mỹ báo chỉ số CPI tháng 5 lập đỉnh 41 năm qua đó tiếp tục thúc FED đẩy nhanh hoạt động tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Chứng khoán đi ngang, nhóm quỹ ETF bị rút ròng hơn 34.000 tỷ đồng
Một ông lớn khoe lãi nghìn tỷ nhưng quỹ ngoại thoái mạnh, lý do có gây bất ngờ?