VN PMI tháng 7, tiếp tục xấu đi!

09-08-2021 10:23|Trần Quang Nghĩa

Số liệu PMI tháng 7 ghi nhận ở mức 45,1 so với 44,1 trong tháng 6, cho thấy điều kiện sản xuất tiếp tục suy giảm trước tác động của đợt bùng phát COVID-19 mới nhất gây ra.

Tóm tắt: Đơn đặt hàng mới và sản xuất sụt giảm nghiêm trọng, đi cùng sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giá đầu vào tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ cùng với thiếu nguyên vật liệu, thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài (lớn nhất kể từ khi ghi nhận dữ liệu) và chi phí vận chuyển tăng cao.

Về chi phí, với điều kiện chi phí đầu vào tăng mạnh tạo áp lực lên giá tiêu dùng là rất lớn. Tuy nhiên, trong khi một số công ty chuyển gánh nặng chi phí cao hơn này cho khách hàng, những công ty khác lại miễn cưỡng làm như vậy do môi trường nhu cầu yếu. Do đó, tỷ lệ lạm phát giá đầu ra thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chi phí đầu vào, gây áp lực lên biên lợi nhuận.

Thấy một số chuyên gia đánh giá là PMI có sự hồi phục khi ghi nhận ở mức cao hơn trong tháng 7 (45,1 vs 44,1). Đây là nhìn nhận không đúng với đặc điểm của PMI.

undefined

Mình thấy số liệu tháng 7 như vậy là điều kiện kinh doanh tiếp tục suy yếu, chứ chưa có sự phục hồi (sự phục hồi bắt đầu khi chỉ số bắt đầu lớn hơn 50).

Bởi PMI là số liệu được khảo sát dựa trên đánh giá trên cơ sở tháng này so với tháng trước - month on month - chứ không phải là một level thể hiện cho các hoạt động, với mức phân tách là 50 - thể hiện sự không thay đổi, và là đánh giá RoC cũng như sự duy trì trạng thái trong một giai đoạn.

PMI tháng 6 giảm mạnh và cách xa so với 50 cho thấy hoạt động kinh tế thu hẹp rất mạnh so với tháng trước. Tháng 7 với PMI 45,1, giảm sâu so với mức 50 (là mức không đổi so với tháng trước), chỉ cho thấy hoạt động tiếp tục giảm sâu so với... tháng 6 (vốn đã giảm rất sâu) - tình hình xấu kéo dài và mạnh hơn. (Điều này năm trước mình có nêu. Trong những điều kiện như thế này - "tìm" tín hiệu khôi phục (hay ngược lại), thì chỉ số PMI khu vực SX nên sử dụng với IP (industrial production index - chỉ số sx công nghiệp) thành "một cặp". Nhưng IP nên được xử lý thêm một chút.)

So với sự sụt giảm mạnh trong tháng 4/2020 nhưng "tạo đáy" nhanh chóng bởi các hạn chế để đối phó Covid nhanh chóng được gỡ bỏ hoặc giảm nhẹ, thì hiện tại cho thấy sự kéo dài dai dẳng. Điều này đến lượt nó tác động trở lại niềm tin và sự đánh giá về tính ổn định trong việc mở rộng sản xuất của doanh nghiệp. Khó khăn còn đến từ tổng hợp các yếu tố như nêu ở trên (tác động và thể hiện hầu như toàn diện đến các thành phần trong PMI và nhiều trong số đó khó có khả năng khôi phục một cách nhanh chóng), chứ không chỉ là một sự gián đoạn hoạt động tạm thời như trước.

Khả năng kiểm soát số ca nhiễm và mức độ giảm quá tải cho hệ thống y tế (bao gồm cả tăng năng lực) cùng tiến độ tiêm chủng vẫn còn chậm, điều này sẽ làm chậm quá trình mở cửa trở lại, hoặc thấp hơn là nới lỏng các hạn chế hiện nay.

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vn-pmi-tha-ng-7-tie-p-tu-c-xa-u-di-120233.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    VN PMI tháng 7, tiếp tục xấu đi!
    POWERED BY ONECMS & INTECH