Theo đại diện VNCERT/CC, việc nhiều phụ huynh vô tình chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ trên mạng cũng là một mối nguy lớn, có thể đưa đến những tác động tiêu cực cho các em.
Mạo danh công ty bảo hiểm và giả mạo nhân viên đơn vị cung cấp ví điện tử để lừa đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản là 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần qua, theo cảnh báo của VNCERT/CC.
Mạo danh sàn Amazon để lừa chiếm đoạt tài sản người dùng là 1 trong 2 thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam tuần từ ngày 4/11 đến ngày 10/11, vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo tới đông đảo người dân.
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ TT&TT ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là 4.483, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước thủ đoạn lừa đảo qua tin nhắn khảo sát bầu cử tại Mỹ, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân cần cẩn trọng khi nhận được tin nhắn đề nghị tham gia các cuộc khảo sát để tránh bị lộ lọt, đánh cắp thông tin.
Trong tuần từ 28/10 đến 3/11, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) ghi nhận và đánh giá có 3 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng nhiều để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dùng Việt Nam.
Cùng 2 nhóm mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền - ransomware điển hình là Lockbit và Blackcat, 3 nhóm mã độc đánh cắp thông tin - stealer gồm Atomic, Braodo, Golden Pickaxe cũng là những dòng mã độc hoạt động mạnh tại Việt Nam trong quý III/2024.