Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu nên biến động của giá hàng hóa thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực đối với sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh quyết tâm giữ CPI năm 2024 không vượt quá 4%, tập trung vào công tác điều hành giá cả và ổn định kinh tế vĩ mô trước nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến dịp Tết Nguyên đán.
Lạm phát đang hạ nhiệt, và năm 2024 được kỳ vọng sẽ kết thúc với chỉ số lạm phát khoảng 3,8%. Tuy nhiên, đằng sau những con số tích cực này, một số rủi ro vẫn đang âm ỉ và có thể tác động bất ngờ lên nền kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động và áp lực lạm phát gia tăng, nền kinh tế Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nhưng tiềm ẩn không ít thách thức.
Siêu bão Yagi, đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam đầu tháng 9, đã gây thiệt hại nặng nề về cả người và tài sản. Nguy cơ lạm phát chi phí đẩy tăng cao khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, về mặt tổng thể lạm phát đã được kiểm soát trong mục tiêu của Chính phủ trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, áp lực lạm phát đang lớn dần, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ.
Lạm phát 4 tháng qua tăng 3,93% đang khiến nhiều người lo khó giữ được mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 4 - 4,5%. Những khó khăn, thách thức chung của thế giới, khu vực tiếp tục tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
Quyết định hạ lãi suất điều hành lần thứ tư liên tiếp trong vòng 3 tháng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mang đến những kỳ vọng về tăng trưởng tín dụng khả quan hơn trong thời gian tới.
VNDirect dự báo lạm phát tiêu đề trung bình của Việt Nam sẽ tăng lên 3,8% svck trong năm 2023 (so với kỳ vọng 3,2% svck trong năm 2022), hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát trung bình năm 2023 dưới 4,5% của chính phủ.
Theo các chuyên gia tại VNDirect, áp lực lạm phát trên thế giới nhiều khả năng sẽ dễ thở hơn trong năm 2023 khi nguồn cung hàng hóa phục hồi trong khi nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận định, xét về mặt cung tiền, sức ép từ gói hỗ trợ nền kinh tế với quy mô 350.000 tỷ đồng lên lạm phát là không lớn.