"Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng trực tiếp lớn, do đó, chúng tôi chưa nắm được năm 2026 có điều chỉnh lương cơ sở và đối tượng có liên quan không”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu.
Với số lượng cấp xã lớn, sau sáp nhập giảm từ hơn 10.000 xuống chỉ còn hơn 2 nghìn xã, thời gian thực hiện không nhiều, đòi hỏi các các bộ, ngành và địa phương phải “vừa chạy vừa xếp hàng” để hoàn tất được lộ trình đề ra.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã là nhiệm vụ hệ trọng và cấp bách nên các bộ, ngành cần kịp thời hướng dẫn địa phương thực hiện một cách hiệu quả.
Theo TS. Nguyễn Viết Chức, cần phải có tiêu chuẩn cụ thể và cao hơn với bí thư, chủ tịch của một tỉnh sau sáp nhập. Rất cần sự trao đổi dân chủ, công khai, công tâm để chọn được người đứng đầu địa phương phù hợp nhất cho tỉnh mới sau sáp nhập.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ”.
Định hướng của Bộ Chính trị trong việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính là để chuẩn bị cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu là mở rộng không gian, tạo động lực phát triển, đảm bảo sự ổn định lâu dài của đất nước”.
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị đổi mới tổ chức chính quyền địa phương trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề nghị giữ nguyên vì còn tiếp tục đánh giá tổng thể.