Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6. Sau sắp xếp, chính quyền cấp xã sẽ bắt đầu vận hành từ 1/7, trong khi cấp tỉnh sẽ vận hành sau 30/8.
Theo TS. Nguyễn Viết Chức, cần phải có tiêu chuẩn cụ thể và cao hơn với bí thư, chủ tịch của một tỉnh sau sáp nhập. Rất cần sự trao đổi dân chủ, công khai, công tâm để chọn được người đứng đầu địa phương phù hợp nhất cho tỉnh mới sau sáp nhập.
Bộ trưởng Nội vụ cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ”.
Định hướng của Bộ Chính trị trong việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính là để chuẩn bị cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu là mở rộng không gian, tạo động lực phát triển, đảm bảo sự ổn định lâu dài của đất nước”.
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị đổi mới tổ chức chính quyền địa phương trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề nghị giữ nguyên vì còn tiếp tục đánh giá tổng thể.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ, cơ quan soạn thảo đã phối hợp rất chặt chẽ với cơ quan thẩm tra, làm cả ngày cả đêm, chỉ nghỉ đúng hai ngày 30 và mùng 1 Tết.
Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không những về mặt chính trị, xã hội, pháp lý mà còn có ý nghĩa về mặt lịch sử trong một thời điểm rất quan trọng của đất nước khi thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy.