Không chỉ là người chèo lái con thuyền REE từ những ngày đầu đến sự thành công như hôm nay, doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh còn là một người phụ nữ vô cùng hiện đại với những bài học “truyền lửa” kinh doanh cho con.
Tháng 3 – tháng của phụ nữ với ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chúng tôi có seri Hồ sơ nữ doanh nhân nhằm điểm danh, tôn vinh những nữ tướng trên thương trường. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi đến với nữ doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (REE).
Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bà được sinh ra trong một gia đình có truyền thống quân đội. Cha bà là Trung tướng Nguyễn Thới Bưng – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bà được biết đến là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) đồng thời được mệnh danh là vị “nữ tướng” biểu tượng của doanh nghiêp này.
NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA MỘT "NỮ TƯỚNG" THỰC THỤ
Phẩm chất “nữ tướng” của bà được bộc lộ ngay từ những ngày còn trẻ, khi bà mới gia nhập quân ngũ vào năm 16 tuổi với nhiệm vụ đầu tiên là học về dược tá tại Sư đoàn 9, Chiến khu Đ, miền Đông Nam Bộ.
Nhắc lại những năm mới gia nhập quân ngũ, bà Mai Thanh từng chia sẻ: "16 tuổi tôi làm mọi thứ: chẻ củi, tải gạo, lội sông, lội suối như đàn ông. Tôi luôn cố gắng quên mình là con của một cán bộ để sống như mọi người, càng không cho phép xem mình là phụ nữ để gây khó khăn cho người khác".
6 sau năm đó, bà làm việc với vai trò là một người lính quân y và được cử ra Bắc đào tạo vào năm 1973. Nhờ thành tích học tập xuất sắc, sau đó, bà Mai Thanh được đi du học tại CHDC Đức. Bà tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí, mảng điều hòa không khí, rồi lập gia đình với một tiến sĩ hóa học người Việt tại Đức và cùng chồng về nước.
Năm 1982, bà trở thành kỹ sư của Xí nghiệp Quốc doanh liên hiệp Thiết bị lạnh (TP. HCM). Chỉ hai năm sau khi gia nhập doanh nghiệp, bà Mai Thanh đã “ghi điểm” trong mắt đội ngũ lãnh đạo xí nghiệp bằng thực tài của mình khi lắp đặt thành công hệ thống lạnh lớn đầu tiên cho Nhà hát Hoà Bình.
Nhờ tài năng của mình, năm 1985, bà đã được đề nghị kế vị chức Giám đốc xí nghiệp ở tuổi 33. Người kĩ sư trẻ Mai Thanh khi đó “đã bị sốc” nhưng vẫn suy nghĩ và mạnh dạn nhận lời với điều kiện “được phép lựa chọn đội ngũ cùng làm việc với mình”.
Nói về cô kỹ sư trẻ năm ấy, ông Nguyễn Thanh Vân, cựu Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp Thiết bị lạnh, người đã chọn bà Mai Thanh lên “kế nghiệp” khi ông về hưu đã chia sẻ: “Cô ấy là một nhân viên xuất sắc, không bao giờ thỏa mãn với thành quả hiện tại mà luôn cố gắng. Cô ấy làm việc cật lực như những đồng nghiệp nam. Và tôi không quan tâm đến việc cô ấy có là con của một vị trung tướng hay không khi quyết định giao quyền lãnh đạo!”.
Phẩm chất nữ tướng của bà Mai Thanh được thể hiện rõ hơn ngay sau khi đảm nhận vị trí mới tại Xí nghiệp Quốc doanh liên hiệp Thiết bị lạnh. Cụ thể, tại vị trí mới, bà Mai Thanh phải quản lý 200 nhân viên cấp dưới và đối mặt với hàng loạt khó khăn như: dàn nhân sự cấp cao như trưởng, phó phòng đồng loạt xin nghỉ việc, kho vật tư trống rỗng và tài khoản ngân hàng cạn kiệt.
Để có tiền “nuôi quân”, bà đã quyết định vay vốn ngân hàng để nhập tủ lạnh đã qua sử dụng ở nước ngoài về, tân trang lại rồi bán kiếm lời, dần dần cầm cự được qua cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1986.
Năm 1992, với cương vị là người lãnh đạo, bà Mai Thanh đã dẫn dắt xí nghiệp của mình thực hiện cổ phần hoá và trở thành một trong những công ty cổ phần đầu tiên có vốn Nhà nước, vốn của cán bộ công nhân viên và vốn nước ngoài. Năm 1993, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) được thành lập
VỊ “NỮ TƯỚNG” TIÊN PHONG CỦA REE
Giai đoạn đầu những năm 1990-1993, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, Cơ điện lạnh tiên phong là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hoá thời đó. Câu chuyện cổ phần hoá của REE cũng khá khác so với những doanh nghiệp cùng thời khi công ty “tự xin được cổ phần hoá” và nhanh chóng hoàn tất quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp trong năm 1993, trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước hoàn tất tiến trình cổ phần hoá.
Đầu những năm 90 ở Hà Nội và TP. HCM, nhiều tòa cao ốc mọc lên, REE làm không hết việc ở mảng M&E, nhưng bà Mai Thanh vẫn ấp ủ kế hoạch sản xuất máy điều hòa thay vì chỉ làm đại lý phân phối cho nhiều thương hiệu nổi tiếng. Có dịp đi nhiều nước, thuyền trưởng REE tìm ra nguồn thiết bị, linh kiện nhập khẩu, nhưng vướng nút thắt tài chính.
Bất ngờ, năm 1996, ông Dominic Scriven, nhà quản lý Quỹ VEIL đã đến “gõ cửa” REE với lý do “nghe nói ở TP.HCM có một doanh nghiệp làm ăn khá và năng động nên thử đến tìm cơ hội”. Lời chào đầu của Dominic Scriven với REE là một khoản vay 5 triệu USD theo hình thức trái phiếu chuyển đổi. Những tư tưởng lớn gặp nhau, thương hiệu máy điều hòa Reetech ra đời.
Thế rồi, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 diễn ra, gián tiếp gây ảnh hưởng đến đầu tư tại Việt Nam, nhiều công trình xây dựng bị đình trệ, hoạt động kinh doanh của REE trở nên bấp bênh, phụ thuộc vào sự nóng lạnh của thị trường bất động sản.
Trong những ngày tháng khó khăn, bà Mai Thanh mạnh dạn sắp xếp lại sản xuất, đưa nhà xưởng về Khu công nghiệp Tân Bình. Với mặt bằng đất rộng, mặt tiền đường Cộng Hòa, REE xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê. Tòa E -Town đầu tiên, diện tích 30.000 m2, khánh thành năm 2002, được lấp đầy trong 18 tháng tạo cú huých để công ty phát triển thêm gần 80.000 m2 văn phòng cho thuê trong một thập niên sau đó.
Năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động, với sự mạnh dạn của người thuyền trưởng, REE tạo ra nhiều cột mốc đáng nhớ như doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được cổ phần hóa, doanh nghiệp đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế chuyển đổi, một trong hai cổ phiếu lên sàn đầu tiên…
Trong các cuộc khủng hoảng trước đây, mỗi khi REE ở thế chân tường, bà Mai Thanh lại tìm ra một hướng đi mới. Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng năm 2008, REE báo lỗ hơn 150 tỷ đồng, cổ phiếu REE có lúc mất giá tới 85%, bà Mai Thanh đã kiên quyết cắt bỏ các khoản đầu tư tài chính, dốc nguồn lực đầu tư chiến lược vào hạ tầng tiện ích.
Dưới sự chèo lái của nữ thuyền trưởng Nguyễn Thị Mai Thanh, REE nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh và tăng trưởng tốt nhất trên sàn chứng khoán, giúp vị nữ tướng này và REE liên tục được “hái quả ngọt”.
Kể từ sau khoản lỗ hơn 150 tỷ đồng vào năm 2008, doanh nghiêp của “nữ tướng” Mai Thanh chưa từng ghi nhận kết quả lỗ đến thời điểm hiện tại.
Năm 2022, REE ghi nhận doanh thu thuần tăng tới 61% lên mức 9.372 tỷ - mức kỷ lục kể từ khi hoạt động. Cộng thêm cả nghìn tỷ lãi từ công ty liên doanh liên kết và doanh thu tài chính, REE báo lợi nhuận sau thuế kỷ lục 3.513 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử 23 năm niêm yết của công ty (kể từ cuối tháng 7/2000). Mức lãi sau thuế năm 2022 hiện đã gấp hơn 92 lần lãi ròng năm 2003. Trong cùng thời điểm, vốn điều lệ của công ty cũng tăng gần 24 lần từ mức 150 tỷ lên 3.564 tỷ đòng ở thời điểm hiện tại.
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Cơ điện lạnh đạt 33.928 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 19.211 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng ở mức khổng lồ - 10.706 tỷ.
Có thể thấy, dưới triều đại của nữ tướng Nguyễn Thị Mai Thanh từ năm 1993 đến nay, sau 46 năm phát triển, REE vẫn luôn gây được dấu ấn đậm nét trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp này không ngừng khẳng định vị thế của chính mình và cả người thuyền trưởng Nguyễn Thị Mai Thanh luôn kiên cường “chèo lái” con thuyền REE vượt qua mọi khó khăn, giông bão.
NGƯỜI MẸ HIỆN ĐẠI KHÔNG NGỪNG TRUYỀN LỬA KINH DOANH CHO CON
Bên cạnh là một “nữ tướng” giỏi việc kinh doanh, bà Nguyễn Thị Mai Thanh cũng là một người phụ nữ với những quan điểm về giáo dục con cái vô cùng hiện đại.
Khi được hỏi về việc nuôi dạy và định hướng cho con gái như thế nào để bước vào cuộc sống một cách tự chủ và thể hiện tốt vai trò của người phụ nữ trong xã hội như mẹ, bà Mai Thanh đã chia sẻ những câu chuyện thực tế trong gia đình.
Nữ tướng REE cho rằng, phụ nữ hiện đại thì trong môi trường nào cũng phải hiểu biết sâu sắc lĩnh vực mình làm và xã hội. Những yếu tố đó sẽ là cơ sở để phụ nữ tự tin, có trách nhiệm xã hội và đảm bảo được công - dung - ngôn - hạnh… Phụ nữ hiện đại phải tìm thấy hạnh phúc trong công việc và trong gia đình.
“Con gái tôi từng chia sẻ với tôi là con tự chủ cuộc sống để là chỗ dựa cho chồng tương lai. Bé chia sẻ rằng ba mẹ rất hạnh phúc và quan điểm của con thì không hẳn ba là chỗ dựa của mẹ mà chính mẹ đang là chỗ dựa của ba, nên con cũng vậy”, bà Mai Thanh kể về cô con gái của mình.
Bà tiết lộ câu chuyện trên để cho mọi người thấy rằng người phụ nữ tự chủ không hẳn là cố gắng làm chỗ dựa cho người khác. Chỗ dựa này tự nhiên mà đến, không có áp lực gì. Theo bà, mỗi người phụ nữ cần xây dựng cuộc đời mình, nhìn thấy người bạn đời là chỗ dựa để cân bằng công việc và cuộc sống. Bà Thanh tiết lộ thêm chồng bà là nhà giáo. Bằng cách riêng của mình, ông cũng hay chia sẻ mỗi khi bà vấp phải áp lực trong công việc.
Bên cạnh đó, bà cũng luôn đóng vai trò là người “truyền lửa” kinh doanh cho con.
Năm 2011, bà Mai Thanh bất ngờ tiến cử người con trai mới 29 tuổi Nguyễn Ngọc Thái Bình vào vị trí Giám đốc Tài chính và tham gia Ban Quản trị của REE.
Lúc đó bà Mai Thanh đã nhận được không ít lời bàn ra tán vào, trước câu hỏi: "Bà có ngại dư luận nói đưa người nhà vào làm việc trong công ty và giữ chức vụ quan trọng?", bà Mai Thanh thẳng thắn: "Tôi không ngại. Với trường hợp con trai tôi cũng yêu cầu làm đúng trình tự tuyển dụng nhân sự. Với người nhà, tôi cũng đối xử như những người khác, thậm chí là nghiêm khắc".
"Bình là con tôi và tôi tin, tôi giới thiệu, quý vị có quyền bầu hoặc không", và sau đó Nguyễn Ngọc Thái Bình đã được thông qua với tỷ lệ 90% và được bổ nhiệm. Thời gian qua, anh đã rất cố gắng để chứng minh năng lực của mình và vượt qua "cái bóng" quá lớn của người mẹ.
Cô con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của bà Mai Thanh, cũng có thời làm giới tài chính xôn xao, xen lẫn hoài nghi với việc sở hữu gần 1,3% vốn điều lệ của REE.
“Con gái tôi từng chia sẻ với tôi là con tự chủ cuộc sống để là chỗ dựa cho chồng tương lai. Bé chia sẻ rằng ba mẹ rất hạnh phúc và quan điểm của con thì không hẳn ba là chỗ dựa của mẹ mà chính mẹ đang là chỗ dựa của ba, nên con cũng vậy”, bà Mai Thanh kể về cô con gái của mình.
Bà tiết lộ câu chuyện trên để cho mọi người thấy rằng người phụ nữ tự chủ không hẳn là cố gắng làm chỗ dựa cho người khác. Chỗ dựa này tự nhiên mà đến, không có áp lực gì. Theo bà, mỗi người phụ nữ cần xây dựng cuộc đời mình, nhìn thấy người bạn đời là chỗ dựa để cân bằng công việc và cuộc sống. Bà Thanh tiết lộ thêm chồng bà là nhà giáo. Bằng cách riêng của mình, ông cũng hay chia sẻ mỗi khi bà vấp phải áp lực trong công việc.
Bên cạnh đó, bà cũng luôn đóng vai trò là người “truyền lửa” kinh doanh cho con.
Năm 2011, bà Mai Thanh bất ngờ tiến cử người con trai mới 29 tuổi Nguyễn Ngọc Thái Bình vào vị trí Giám đốc Tài chính và tham gia Ban Quản trị của REE.
Lúc đó bà Mai Thanh đã nhận được không ít lời bàn ra tán vào, trước câu hỏi: "Bà có ngại dư luận nói đưa người nhà vào làm việc trong công ty và giữ chức vụ quan trọng?", bà Mai Thanh thẳng thắn: "Tôi không ngại. Với trường hợp con trai tôi cũng yêu cầu làm đúng trình tự tuyển dụng nhân sự. Với người nhà, tôi cũng đối xử như những người khác, thậm chí là nghiêm khắc".
"Bình là con tôi và tôi tin, tôi giới thiệu, quý vị có quyền bầu hoặc không", và sau đó Nguyễn Ngọc Thái Bình đã được thông qua với tỷ lệ 90% và được bổ nhiệm. Thời gian qua, anh đã rất cố gắng để chứng minh năng lực của mình và vượt qua "cái bóng" quá lớn của người mẹ.
Cô con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của bà Mai Thanh, cũng có thời làm giới tài chính xôn xao, xen lẫn hoài nghi với việc sở hữu gần 1,3% vốn điều lệ của REE.