Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá 19% – 28% đối với thép HRC Trung Quốc trong bối cảnh thị phần doanh nghiệp nội địa suy giảm. Tuy vậy, mức giá mới dự kiến vẫn sẽ thấp hơn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh khoảng 40 - 50 USD/tấn.
Việc áp thuế chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc mở ra cơ hội cho Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh nhưng lại gây áp lực lên các doanh nghiệp tôn mạ.
Bộ Công Thương đang tổng hợp lại các thông tin, dữ liệu do các bên liên quan cung cấp về vụ điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ. Kết luận điều tra sơ bộ sẽ ban hành vào tháng 11.
VNDirect Research nhận định, nếu việc áp thuế chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra, sẽ rơi vào thời điểm dự án Hòa Phát Dung Quất 2 vận hành (đầu năm 2025) để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt HRC tại Việt Nam.
Hoa Sen (HSG) cho rằng, Hòa Phát không đủ tư cách đại diện hợp pháp để khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập từ Trung Quốc. Đồng thời, việc áp thuế chỉ có lợi cho Hòa Phát và Formosa.
Trái ngược với mức tăng bằng lần của thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4/2024, sản lượng sản xuất và tiêu thụ HRC của các công ty trong nước sụt giảm mạnh.