Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can và tạm giam 4 đối tượng để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán phân bón giả.
Trước khi bị bắt vì sản xuất, tiêu thụ phân bón giả số lượng cực lớn, bà My được biết đến là doanh nhân xinh đẹp, tài năng và từng đoạt giải vàng Cuộc thi “Tỏa sáng vẻ đẹp phụ nữ Bình Định: Duyên dáng - Bản lĩnh - Tài năng” năm 2022.
Ngày 26/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật thuế GTGT sửa đổi, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách thuế. Theo đó, từ tháng 7/2025, phân bón chính thức chịu thuế VAT 5%, mở ra nhiều kỳ vọng về sự thay đổi lớn trong ngành phân bón nội địa.
Giá dầu và than giảm mạnh đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phân bón Việt Nam với chi phí sản xuất giảm và khả năng tăng biên lợi nhuận cao. Theo báo cáo của Mirae Asset, sự ổn định của các yếu tố đầu vào trong thời gian qua giúp mở rộng lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng trong ngành phân bón.
Nhu cầu thế giới tăng cao do tính chất mùa cao điểm cuối năm và nguồn cung khan hiếm do các thị trường xuất khẩu chính hạn chế sẽ hỗ trợ giá phân bón hồi phục.
Sau khi chạm đáy vào đầu tháng 6/2023, giá phân ure thế giới đã liên tục tăng trong 5 tuần qua và vừa lập đỉnh 3 tháng do nguồn cung bất ngờ bị siết chặt.
Quý 1/2023, lượng nhập khẩu phân bón của cả nước đạt 612.900 tấn, trị giá trên 237,52 triệu USD, giá trung bình đạt 387,5 USD/tấn, giảm 46,2% về kim ngạch.
Theo các doanh nghiệp sản xuất, nguồn cung có xu hướng gia tăng trở lại sau khi Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến diễn biến giá các loại phân bón.
Tháng 1/2023, xuất khẩu phân bón cả nước đạt 127.233 tấn, tương đương trên 63,91 triệu USD, giá trung bình 502,2 USD/tấn, giảm 62,8% kim ngạch so với cùng kỳ.
VDSC cho rằng, cùng với việc giá khí đốt hạ nhiệt, các nhà máy phân bón hoạt động trở lại, động thái gỡ bỏ biện pháp hạn chế xuất khẩu của thị trường Trung Quốc.
11 tháng năm 2022, xuất khẩu phân bón đạt gần 1,6 triệu tấn với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 34% về lượng và gấp gần 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Chi phí vận chuyển lương thực giữa các quốc gia dự tính sẽ lên tới 2.000 tỷ USD trong năm 2022, tăng khoảng 33% so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 2,2 triệu tấn phân bón, trị giá hơn 1,02 tỷ USD, giảm 31% về khối lượng nhưng tăng 12,2% về kim ngạch.
Sản xuất phân bón đang giảm sút tới quá nửa và không biết tới khi nào mới có thể phục hồi sản lượng như trước đây. Nhiều ngành sản xuất khác cũng bị tác động gián tiếp do phải sử dụng hóa chất có nguồn gốc từ khí đốt và dầu mỏ.
Bất chấp việc các doanh nghiệp đầu ngành như Hóa chất Đức Giang, Đạm Phú Mỹ hay Đạm Cà Mau tiếp tục báo lãi khủng bán niên 2022, dòng tiền ngoại vẫn chưa ngừng các hoạt động rút ròng tại nhóm này.
Trước diễn biến bất lợi từ giá dầu, Đạm Cà Mau (DCM) vừa báo lãi trước thuế quý II/2022 gấp 3,5 lần cùng kỳ 2021 - đạt 1.114 tỷ đồng; lãi sau thuế giảm 32% YoY về mức 1.035 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng lượng xuất khẩu phân bón tăng lên mức 998 nghìn tấn với kim ngạch 647 triệu USD, tăng 43% về lượng và tăng tới 2,8 lần về kim ngạch so với cùng kỳ.