Chỉ có 2/126 xã, phường ở Hà Nội đổi tên sau sắp xếp, trong đó nhiều tên được giữ lại, theo chuyên gia, điều này thể hiện sự coi trọng ký ức tập thể, lấy con người làm trung tâm, đặt lòng dân làm gốc.
Tỉnh Nam Định đề xuất phương án đặt tên xã, phường mới sau sắp xếp theo hướng gắn với lịch sử, văn hóa, truyền thống của địa phương thay vì gắn với số thứ tự như trước đó.
Chủ tịch tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu nhấn mạnh vì giá trị hàng trăm năm, tỉnh đang bàn kỹ lại phương án đặt tên xã, phường theo địa danh, danh nhân văn hoá thay vì theo số thứ tự.
Sa Pa không cần phải là một huyện hay thị xã mới giữ được tên tuổi Sa Pa. Những địa danh đã tồn tại lâu đời sẽ tiếp tục sống trong đời sống người dân, bất kể nó có là đơn vị hành chính hay không” - GS.TSKH Vũ Minh Giang nói.
Quảng Nam thống nhất không đặt tên các xã, phường mới theo cách gọi tên huyện cũ cộng với số thứ tự 1, 2, 3... mà sử dụng tên gọi gắn liền với các di tích lịch sử, trầm tích văn hóa.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây lại bày tỏ sự đồng tình, khen ngợi TPHCM là “đặt tên rất hay” như các phường Chợ Lớn, An Đông, xã Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm.
Đối với cấp xã, tên gọi phải ngắn gọn, dễ nhớ, mang tính hệ thống, khoa học, phản ánh yếu tố lịch sử - văn hóa địa phương và nhận được sự đồng thuận của người dân.
Theo ý kiến của Bộ Nội vụ, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp xã mới theo tên đơn vị hành chính cấp huyện trước sắp xếp, có gắn số thứ tự nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
Bộ Nội vụ khuyến khích việc đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.
Bộ Nội vụ lưu ý các địa phương sẽ chủ động lựa chọn tên gọi nhưng khuyến khích đặt tên ĐVHC cấp xã mới theo tên của ĐVHC cấp huyện trước sắp xếp, có gắn số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
Sau khi thực hiện điều chỉnh, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh mới đây đã chốt tên của nhiều xã, phường sau khi thực hiện sáp nhập.
Khi sáp nhập 2-3 xã, phường làm 1, nếu giữ lại tên một đơn vị hành chính cũ sẽ giảm được số người dân phải thay đổi thông tin trên các giấy tờ; còn khi lấy ý kiến “không ai chịu ai”, phải đặt tên mới, tất cả phải sửa giấy tờ.