Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam mặc dù chưa có sự “bùng nổ” trên diện rộng trong quý I/2025, nhưng nguồn cung và thanh khoản đã phục hồi rõ nét ở một số phân khúc, đặc biệt sau giai đoạn trầm lắng.
Hệ thống ngân hàng đang bước vào cuộc đua huy động vốn đầy căng thẳng khi tín dụng tăng nhanh hơn huy động. Trong khi các ngân hàng lớn tận dụng lợi thế nguồn vốn dài hạn, các ngân hàng nhỏ phải đối mặt với áp lực thanh khoản, lãi suất cao và rủi ro tài chính. Liệu họ có thể trụ vững?
Trong bối cảnh thị trường tiền tệ toàn cầu biến động mạnh mẽ, các ngân hàng tại Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn trong việc giữ vững thanh khoản và đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao vào cuối năm.
Tính đến tháng 9/2024, tổng cung tiền M2 của Việt Nam đạt 16.949 nghìn tỷ đồng, tăng 5,94% so với cuối năm 2023 và tăng 12,80% (YoY). Tăng trưởng tín dụng đạt 9,11%, vượt xa mức tăng của cung tiền, phản ánh nhu cầu vốn cao trong nền kinh tế.
Bối cảnh kinh tế năm 2024 đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng tín dụng và huy động vốn, đồng thời bảo đảm tính ổn định về thanh khoản và chất lượng tài sản. Những nỗ lực này không chỉ đòi hỏi sự điều hành khéo léo từ các ngân hàng mà còn cần sự hỗ trợ chặt chẽ từ chính sách của NHNN.
Trong thời gian gần đây, chênh lệch lãi suất giữa đồng VND và USD trên thị trường liên ngân hàng đã chuyển sang dương, đánh dấu một diễn biến đáng chú ý, khiến dư luận quan tâm đến xu hướng lãi suất, thanh khoản và tỷ giá.
Trong bối cảnh lãi suất thấp và thanh khoản được hỗ trợ bởi chính sách linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, thị trường tài chính Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực.