Tài chính Ngân hàng

Thành quả “đường đua” 30 năm của SHB và chuyện thế hệ kế thừa trong hành trình chuyển đổi số

Hồ Nga 28/11/2023 11:00

Không chọn thông điệp “Tốc” như nhiều ngân hàng khác, SHB chọn con đường riêng của mình, lấy “Tâm – Tin – Tín – Tri – Trí - Tầm” làm nền tảng. Tâm làm gốc.

cover-5-gif(1).gif
tit-1-pc.png

SHB tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái. Từng có rất nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên SHB cố lý giải nghĩa của từ Nhơn Ái là gì, liệu có phải là Nhân Ái nhưng viết thành Nhơn Ái hay không nhưng chưa thật sự có câu trả lời trọn vẹn. Nhưng, yếu tố Nhân Ái vẫn là hạt giống ươm mầm SHB.

quoset-1.png

SHB thành lập ngày 13/11/1993 và là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên thành lập tại Việt Nam. Từ ngân hàng “thuần nông” với vai trò phục vụ chủ yếu ở khu vực Cần Thơ, SHB đã quyết định đi bước tiến lớn vào năm 2006: chuyển dịch định vị từ ngân hàng phục vụ chủ yếu ở nông thôn thành ngân hàng đô thị. Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái vì thế, cũng được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Cái tên SHB thể hiện mục tiêu chiến lược phát triển rất rõ ràng, thể hiện ngay từ chính tên gọi Sài Gòn - Hà Nội, trải dài theo chữ S của Việt Nam. Và B là banking – ngân hàng.

Tại bước ngoặt vươn mình, SHB có vốn điều lệ chỉ 500 tỷ đồng. Sau 2 năm ngắn ngủi sau quyết định vươn tầm đó, SHB chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội, khẳng định vị thế của một ngân hàng có thể cung ứng những dịch vụ đa dạng cho khu vực đô thị lớn.

Những người nhìn sâu vào SHB mới thấy, đằng sau câu chuyện chuyển dịch năm 2006-2008 là tư duy, chiến lược, đường lối và giải pháp - hành động để giúp SHB chuyển mình lớn lên nhanh chóng.

Cùng định vị mô hình ngân hàng xứng tầm ở những đô thị lớn và dụng Tâm để phục vụ tốt nhất các khách hàng, SHB đã có hàng loạt quyết định “ngoạn mục”: trở thành một trong 3 ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán, tiên phong nhận sáp nhập ngân hàng Habubank, công ty tài chính Vinaconex – Viettel đồng thời mở rộng mạng lưới không chỉ trong nước mà còn vươn mình ra thị trường quốc tế, thành lập chi nhánh tại Campuchia và Lào và sau đó phát triển thành ngân hàng con tại 2 quốc gia Đông Dương, mở Văn phòng đại diện tại Myanmar.

Ngược dòng thời gian nhìn lại hành trình của SHB mới thấy, nhờ đầu tư cả nguồn lực con người lẫn công nghệ mạnh mẽ, hệ thống SHB mở rộng nhanh chóng. Không chỉ hoạt động trong nước, năm 2012 SHB vươn mình ra thị trường quốc tế, thành lập chi nhánh tại Campuchia và Lào và sau đó khai trương cả ngân hàng con 100% vốn bên cạnh ngân hàng số. Từ một ngân hàng cỡ nhỏ ở vùng nông thôn Cần Thơ, SHB hiện nay đã có độ phủ chi nhánh rộng khắp với 569 điểm giao dịch trong và ngoài nước cùng 10.269 cán bộ công nhân viên phục vụ cho 5 triệu khách hàng và kết nối tới 500 ngân hàng, đại lý trên khắp các châu lục.

tu-1-ngan-hang-pc.png
tit-2-pc.png

Năm 2009, SHB ghi dấu ấn khi trở thành một trong ba ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Sẽ khó để mô tả hết lựa chọn niêm yết sẽ lợi gì, đánh đổi gì, tuy nhiên, bức ảnh Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT cười rất tươi khi đánh những tiếng cồng đầu tiên cho thấy: SHB sẵn sàng minh bạch bản thân mình trước cộng đồng nhà đầu tư hàng chục triệu người!

shb-5.png

Đến với thị trường niêm yết có nghĩa là, SHB cần rất nhiều thứ. Ngân hàng sẽ phải “phơi” hết những gì mình mạnh, mình yếu ra để nhà đầu tư mặc sức bàn tán, mổ xẻ, ra quyết định đầu tư hay không.

Dám minh bạch, SHB thật sự đã được đền đáp xứng đáng: Cổ phiếu SHB dần dần nhận được lòng tin của nhà đầu tư và họ tín nhiệm, đồng hành cùng SHB, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Theo thống kê, SHB là thuộc Top đầu các doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn nhất với hơn 70.000 cổ đông.

Năm 2021, SHB quyết định chuyển giao dịch cổ phiếu từ sàn HNX sang HoSE. Bước tiến này đưa cổ phiếu ngân hàng sang một sân chơi mới rộng lớn hơn, thách thức hơn nhưng cũng nhiều cơ hội hơn. Cũng trong năm đó, SHB mua lại trước hạn và không còn trái phiếu đặc biệt VAMC, nâng cao chất lượng tài sản. SHB cũng là ngân hàng hoàn tất cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn, khẳng định năng lực quản trị tiên tiến của mình trước cộng đồng nhà đầu tư, giới ngân hàng.

Quy mô vốn chủ sở hữu của SHB tăng lên nhanh chóng. Từ mức vốn điều lệ 500 tỷ đồng thời điểm mới chuyển đổi từ ngân hàng Nhơn Ái, SHB hiện đang có vốn điều lệ gần 37 nghìn tỷ đồng. Hơn hết, sự tin yêu của nhà đầu tư đã nâng bước SHB từ ngân hàng cỡ nhỏ lên thành ngân hàng có quy mô hùng mạnh, nằm trong “Big 4 tư nhân”. Sự tín nhiệm đó càng được khẳng định khi SHB chính thức gia nhập chỉ số VN30 vào tháng 7/2023 nhờ đáp ứng các tiêu chí quan trọng: vốn hóa, tỷ lệ free-float, tính thanh khoản cùng các yếu tố khác liên quan đến sự ổn định, vững mạnh của tổ chức.

chart-3.png

Nguồn lực vốn lớn, nguồn lực con người vững mạnh là nền tảng quan trọng để SHB bứt phá, chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn kế tiếp.

chart-4.png
tit-3-pc.png

Nếu đi con đường thông thường, bằng chữ Tâm, chắc chắn SHB cũng sẽ nhanh chóng đạt được lòng tin yêu của nhiều khách hàng. Nhưng, SHB muốn đi nhanh hơn. Cách làm khác biệt của SHB đó là: Lựa chọn M&A.

Năm 2012 là năm đáng nhớ trong lịch sử SHB cũng như ngành ngân hàng. Giữa rối ren tái cấu trúc ngành ngân hàng sau khủng hoảng kinh tế kéo dài mấy năm trước đó, SHB đã đưa ra quyết định hết sức táo bạo: nhận sáp nhập một ngân hàng yếu kém là Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) và trở thành ngân hàng đầu tiên dám tiên phong thực hiện sứ mệnh tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng của Chính phủ.

Việc hoàn tất thương vụ sáp nhập Habubank là một trong những thương vụ sáp nhập đình đám thời điểm đó, mở ra một hướng đi mới cho ngành ngân hàng khi ngân hàng khỏe có thể hỗ trợ ngân hàng yếu và đi lên. Đình đám bởi tốc độ nhanh - gọn trong bối cảnh năm 2012 là năm nhiều biến động nhất với ngành ngân hàng.

Hành động đó của SHB nhìn ở góc rộng thì mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho ngành ngân hàng, cho nền kinh tế, nhìn ở góc hẹp hơn thì đóng vai trò quan trọng trong hành trình bứt phá tệp khách hàng của SHB. Đưa Habubank về tay, quy mô tổng tài sản SHB lúc đó tăng vọt, vượt 116.000 tỷ đồng, vốn điều lệ lên gần 9.000 tỷ đồng - trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Điểm lợi thế nhất mà SHB nhận được sau vụ sáp nhập là mạng lưới chi nhánh, hệ thống khách hàng và nhân sự. Ông Đỗ Quang Hiển cho biết để có được hệ thống chi nhánh, mạng lưới khách hàng như Habubank, SHB phải cần ít nhất 5 năm. Như vậy, với việc sáp nhập Habubank, thay vì mất 5 năm, SHB rút ngắn được xuống 3 tháng, tiết kiệm được thời gian và chi phí đưa SHB lên tầm cao mới.

shb-6.png

Sau sáp nhập, SHB mở rộng mạng lưới với gần 320 đơn vị, khoảng 5.000 nhân sự và trở thành một trong những ngân hàng TMCP quy mô lớn cùng thời.

Tư duy mở rộng hệ thống nhanh chóng bằng sáp nhập một lần nữa lại đến với SHB vào năm 2016. NHNN chấp nhận Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel (VVF) sáp nhập vào SHB và SHB được thành lập công ty con – Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng SHB (SHBFC), nay là SHBFinance. Thương vụ M&A này tiếp tục mang lại “trái ngọt” cho SHB. Năm 2021, SHB cũng được nhắc tới nhiều khi tạo ra cú hích lớn với nhà đầu tư, tạo điểm nhấn khi đạt thỏa thuận bán hoàn toàn 100% vốn tại SHBFinance cho ngân hàng Krungsri Thái Lan trong vòng 3 năm. Tháng 5/2023, sau hơn 1 năm kể từ khi SHB và Krungsri ký hợp đồng chuyển nhượng vốn, SHB đã hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ SHBFinance cho đối tác Thái Lan. Thương vụ bán vốn này trở thành thương vụ M&A lớn thứ 2 trong các thương vụ mua bán công ty tài chính trên thị trường tài chính tiêu dùng, đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

tit-4-pc.png

Trong suốt bề dày lịch sử 30 năm của mình, SHB đã gặt hái được nhiều thành quả vô cùng nổi trội. Hành trình đó của SHB mang đậm dấu ấn Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển. Ông Đỗ Quang Hiển sinh năm 1962, tốt nghiệp Kỹ sư vật lý vô tuyến Đại học tổng hợp Hà Nội. Ngoài cương vị là Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB, còn được gọi với biệt danh thân thiện hơn là bầu Hiển.

Nhưng, những lợi thế đó đã trải dài suốt hành trình 30 năm. 30 năm tới, động lực của SHB là gì? Câu hỏi đó của nhiều nhà đầu tư đã và đang đặt ra cho không chỉ SHB mà còn nhiều ngân hàng, doanh nghiệp khác. Câu trả lời phần đa doanh nghiệp là Chuyển đổi số, nhưng với SHB: Đó là Chuyển đổi.

Chuyển đổi không chỉ đơn thuần là câu chuyện của đầu tư hạ tầng, công nghệ hay số hóa mà đầu tiên - theo SHB – yếu tố quyết định là “con người”. Cùng với sự biến động không ngừng của thị trường, của xã hội, SHB đã và đang chuyển đổi chính mình để bắt kịp sự phát triển của thị trường, vươn lên bứt phá. Tại SHB, chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện ở khắp mọi nơi, bắt đầu từ tư duy mỗi người, từ lãnh đạo đến mỗi cán bộ nhân viên.

q2.png

Để làm được điều đó, SHB xác định “Con người” là một trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2027, ngân hàng cũng tổ chức nhiều khóa đào tạo thay đổi tư duy, phương pháp làm việc đồng thời thay đổi môi trường làm việc hiện đại, sáng tạo và đổi mới.

Điển hình như chương trình SHB Talent Lead nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quy hoạch cán bộ nguồn đã tạo ấn tượng mạnh mẽ, khơi niềm cảm hứng cho toàn bộ nhân viên SHB. Ông Đỗ Quang Vinh – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc SHB, người đang dẫn dắt câu chuyện chuyển đổi của ngân hàng - là một trong những lãnh đạo theo sát SHB Talent Lead nhất và có nhiều hoạt động truyền cảm hứng với nhân viên, cho biết đây sẽ là chương trình hoạt động định kỳ của SHB. Thông qua đó SHB Talent Lead sẽ giúp SHB trở thành trung tâm thu hút và đào tạo nhân tại, xây dựng đội ngũ nhân sự “tinh hoa” không chỉ cho riêng SHB mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung của ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang tập trung tuyển dụng nhân tài để góp sức và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của SHB, song ông Vinh chia sẻ quan điểm không ưu tiên tuyển dụng ngôi sao: “Tại SHB, chúng tôi ưu tiên tuyển dụng những người giỏi có cùng chung văn hóa, điều đó sẽ tạo được tính ổn định cho tổ chức. Một tập thể toàn ngôi sao và không có tiếng nói chung thì khó có thể thể tồn tại và cùng nhau phát triển. Nhưng nếu tập hợp được những con người giỏi, có tiềm năng và có cùng văn hoá làm việc từ Tâm sẽ tạo nên một tập thể mạnh.”

Hay ngay trong những ngày đầu tháng 11, SHB đã tổ chức thành công INNODAY – Ngày hội đổi mới, sáng tạo SHB với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Triển lãm sáng kiến, cải tiến của người SHB, vòng chung kết cuộc thi “Từ Tâm dụng Trí” với 6 đội thi xuất sắc… Chỉ trong 3 tháng phát động, cuộc thi “Từ Tâm dụng Trí” đã nhận về gần 350 ý tưởng, sáng kiến, cải tiến trong hoạt động kinh doanh hàng ngày từ tất cả các đơn vị trong hệ thống.

INNODAY thể hiện sự coi trọng đối với việc phát triển nhân tài của SHB, luôn đổi mới tìm tòi sáng tạo của CBNV và các chiến lược định hướng của BLĐ cho việc đóng góp vào sự phát triển.

ngo-thu-ha.png

Ở SHB, không phân biệt người già người trẻ mà luôn kết nối với nhau chặt chẽ, luôn tôn trọng, lắng nghe mọi sáng kiến, cải tiến.

Cũng chính vì tư duy đó, ngoài việc đầu tư sâu vào phát triển số hóa, nội tại SHB đang dần dần xây dựng và kiện toàn đội ngũ kế thừa có năng lực dẫn dắt SHB trong hành trình chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện sắp tới.

Gần 11.000 cán bộ nhân viên SHB đang hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 30 của ngân hàng (13/11/1993-13/11/2003). Chuỗi chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập SHB “Từ Tâm vươn Tầm” đã tạo thêm động lực gắn kết với mỗi nhân viên ngân hàng. Phó chủ tịch Đỗ Quang Vinh chia sẻ: "Với SHB, con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của ngân hàng, đặc biệt, trong giai đoạn SHB đang bứt tốc, chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện, nguồn nhân lực trẻ sẽ là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đưa SHB tiến xa hơn trong tương lai".

1640-x-865.png

Loạt chuỗi sự kiện đang diễn ra như SHB Sport, SHB Shine, SHB Icon, SHB Family, “Từ tâm dụng trí”, Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập SHB “Chuyện kể từ Tâm”,… là dịp để cán bộ nhân viên SHB có cơ hội hướng tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ theo hệ giá trị văn hóa 6 cốt lõi của SHB là Tâm - Tin - Tín - Tri - Trí - Tầm.

shb-3.png
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thanh-qua-duong-dua-30-nam-cua-shb-va-chuyen-the-he-ke-thua-trong-hanh-trinh-chuyen-doi-so-212946.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Thành quả “đường đua” 30 năm của SHB và chuyện thế hệ kế thừa trong hành trình chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS & INTECH