Thế giới

Thực trạng lực lượng Nga và Ukraine sau hơn 3 năm xung đột

Hoài Linh 17/07/2025 - 09:42

Các nhà phân tích phương Tây nhận định, sau hơn 3 năm xung đột với Ukraine, quân đội Nga mạnh hơn bao giờ hết. Năm ngoái, Nga mất 400.000 quân trong giao tranh song tổn thất đã được bù đắp với tỷ lệ gần 1-1.

Lời tòa soạn

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài hơn 3 năm rưỡi và chưa có dấu hiệu sớm kết thúc. Sự chênh lệch về kho vũ khí, nguồn nhân lực, sức mạnh kinh tế cùng sự ủng hộ và trợ giúp từ bên ngoài được coi là những yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả của cuộc xung đột này.

so sánh nga ukraien. Sky News
Ảnh: Sky News

Theo tạp chí National Interest, sau hơn 1.000 ngày giao tranh ác liệt với thương vong của cả Nga lẫn Ukraine lên tới hơn 1 triệu người, dư luận đặc biệt chú ý tới hiện trạng của quân đội Nga và Ukraine.

Một điều khiến nhiều người ngạc nhiên và được coi là tin đối xấu đối với Ukraine là quân đội Nga đang tái xây dựng nhanh chóng.

Đầu tháng 4 năm nay, Tướng Lục quân Mỹ Christopher Cavoli, Tư lệnh Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) kiêm Tư lệnh Quân đồng minh tối cao NATO ở châu Âu (SACEUR) đã báo cáo trước Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ một số thông tin đáng quan tâm về tình hình quân đội Nga.

Theo Tướng Cavoli, mặc dù chịu nhiều tổn thất ở tiền tuyến Ukraine, lên tới khoảng 920.000 lính thương vong, các lực lượng Moscow đang tái thiết và phát triển với tốc độ nhanh hơn dự đoán của hầu hết các nhà phân tích. Thực tế, quân đội Nga đã lớn mạnh hơn nhiều so với thời kỳ đầu xung đột

Tư lệnh EUCOM nói, quân đội Nga hiện duy trì hơn 600.000 binh sĩ tại tiền tuyến. Đây là mức tập trung quân cao nhất tại lãnh thổ của Ukraine kể từ đầu xung đột.

Điện Kremlin đã ra lệnh mở rộng quân đội với mục tiêu đạt tới 1,5 triệu quân thường trực. Để hoàn thành mục tiêu này, quân đội Nga đang tuyển thêm khoảng 30.000 lính mỗi tháng. Tuy nhiên, con số này không đủ để duy trì cả việc mở rộng lẫn phục vụ chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Năm ngoái, Moscow được tin đã mất 400.000 binh sĩ do giao tranh, nhưng đã bù đắp tổn thất với tỷ lệ gần như 1-1.

Tuyên bố của Tướng Cavoli về 30.000 tân binh của Nga mỗi tháng rất có thể cho thấy, quân đội Nga chỉ đang bù đắp hao tổn về nhân lực thay vì mở rộng cùng lúc.

Thực trạng quân đội Ukraine sau 3 năm giao tranh

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), mặc dù năm 2024 là một năm khó khăn đối với Ukraine trên tiền tuyến, nhưng các lực lượng vũ trang nước này đã hạn chế được những bước tiến của quân Nga và gây tổn thất cho Moscow.

Sang năm 2025, quân đội Ukraine không phải đối mặt với tình hình thiếu hụt trang thiết bị nghiêm trọng, nhưng lại gặp khó khăn về nhân lực, đặc biệt về quản lý và phân bổ.

Một số lữ đoàn mới thành lập, ví dụ lữ đoàn Jaeger 152 và lữ đoàn cơ giới 155 đã trải qua quá trình thành lập hỗn loạn, với việc toàn bộ các tiểu đoàn bị tách ra và được điều động bổ sung cho các lữ đoàn tiền tuyến đã bị suy yếu. Việc này dẫn tới thời gian thành lập kéo dài hơn bình thường và các binh sĩ không được huấn luyện đầy đủ. Các lữ đoàn mới thành lập như lữ đoàn cơ giới 150 được điều tới một số khu vực tiền tuyến đang có giao tranh ác liệt và chịu thương vong đáng kể.

Quân đội Ukraine chỉ có đội hình chỉ huy đặc biệt trên cấp lữ đoàn, khiến việc liên lạc và phối hợp giữa các lữ đoàn trở nên không đồng đều và khó khăn, trong trường hợp xấu nhất có thể gây ra khoảng trống ở tiền tuyến.

Tỷ lệ hao hụt quân số của các tiểu đoàn bộ binh vẫn cao nhất, với số lượng nhân sự được báo cáo chỉ vào khoảng 20 - 30% tổng quân số. Số lượng nhân sự có kinh nghiệm trong các đơn vị này đang giảm dần, trong khi họ phải đối mặt với các binh sĩ điều khiển máy bay không người lái (UAV) và người vận hành pháo binh giàu kinh nghiệm, khiến cho vấn đề càng thêm trầm trọng.

Người Ukraine thường nhắc tới các vấn đề về chỉ huy và quản lý nhân lực như những yếu tố ngăn cản họ tình nguyện nhập ngũ. Các đơn vị tinh nhuệ và uy tín nhất của Ukraine đang quảng cáo và tuyển dụng trực tiếp nên ít gặp vấn đề về thiếu hụt nhân lực.

Theo giới quan sát, nếu giải quyết được những vấn đề trên, Ukraine có thể cải thiện đáng kể năng lực quân sự.

>> Vì sao Ukraine và nhiều nước trên thế giới muốn có tên lửa Patriot?

Vì sao Ukraine và nhiều nước trên thế giới muốn có tên lửa Patriot?

Thủ tướng Ukraine từ chức, Tổng thống Zelensky vạch ra mục tiêu cho chính phủ mới

Bài liên quan
  • Nga và Ukraine lên tiếng về ‘tối hậu thư’ của ông Trump
    Giới lãnh đạo của Nga và Ukraine đã lần lượt đưa ra một số nhận xét xoay quanh tối hậu thư “50 ngày để chấm dứt xung đột” do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.
  • Không cần Mỹ, 30 quốc gia xây lực lượng 50.000 quân cho Ukraine
    Truyền thông châu Âu vừa tiết lộ những bước tiến mới đáng chú ý trong kế hoạch thành lập một lực lượng quốc tế nhằm đảm bảo an ninh cho phần lãnh thổ Ukraine sau chiến sự với Nga.
  • So sánh quy mô và năng lực giữa quân đội Nga và Ukraine
    Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, quân đội Nga vượt trội hơn quân đội Ukraine về mọi mặt, gồm ngân sách quốc phòng, số lượng quân nhân, quy mô hạm đội và các thiết bị quân sự khác.
  • Nữ chính trị gia 39 tuổi được đề cử làm thủ tướng Ukraine
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Yulia Svyrydenko lãnh đạo chính phủ mới, mở đường cho một cuộc cải tổ chính trị trong bối cảnh triển vọng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine đang trở nên xa vời.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thực trạng lực lượng Nga và Ukraine sau hơn 3 năm xung đột
    POWERED BY ONECMS & INTECH