Ngày 1/7 không chỉ là mốc đánh dấu sự chuyển mình của bộ máy công an xã, phường theo mô hình mới tại Hà Nội, mà còn là ngày đầu tiên người dân thấy rõ sự thay đổi tích cực: nhanh hơn, thuận tiện hơn, thân thiện hơn.
Sau khi tiến hành sắp xếp tại 34 tỉnh, thành, số đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước đã giảm mạnh 67%, từ 10.035 còn 3.321 đơn vị. Bản đồ hành chính Việt Nam hiện nay gồm 2.636 xã, 672 phường và 13 đặc khu.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Thái Nguyên có 92 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 77 xã và 15 phường. Trong đó, có 75 xã, 15 phường hình thành sau sắp xếp và 2 xã không thực hiện sắp xếp (Sảng Mộc, Thượng Quan).
Quảng Ninh nằm trong số 11 địa phương không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành. Sau sắp xếp, tỉnh có 54 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã, 30 phường và 2 đặc khu là Vân Đồn và Cô Tô.
Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình mới có 129 đơn vị hành chính cấp xã (97 xã và 32 phường), diện tích 3.942,62km2, quy mô dân số hơn 4,4 triệu người.
Tỉnh Vĩnh Long mới sẽ có xã Đồng Khởi, phường Trà Vinh, Bến Tre và bờ biển dài 130km, với những siêu dự án như khu lấn biển 500.000ha, khu kinh tế Định An.
Phường Vũng Tàu, phường Bà Rịa và các xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ vận hành thử nghiệm hoạt động trong 2 ngày 21 và 22/6 tới.
Ngày 16/6, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025. Sau khi sắp xếp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 51 phường và 75 xã.
Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa mới công bố bản đồ 166 đơn vị hành chính cấp xã mới sau sáp nhập để chuẩn bị cho việc vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương hai cấp từ 15/6.
Về bố trí làm bí thư cấp ủy các xã, phường mới sau sắp xếp, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Bộ Nội vụ cho biết, dự kiến chuyển biên chế cấp huyện hiện nay để bố trí biên chế cấp xã mới; đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện về cơ bản sẽ được bố trí làm nòng cốt tại cấp xã mới.
Đây là lúc đặt ra yêu cầu rất cao về quản trị quốc gia, xây dựng địa phương hiện đại, bộ máy hiệu lực, hiệu quả, đồng thời hướng đến mục tiêu cải cách nền công vụ”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.
Chỉ có 2/126 xã, phường ở Hà Nội đổi tên sau sắp xếp, trong đó nhiều tên được giữ lại, theo chuyên gia, điều này thể hiện sự coi trọng ký ức tập thể, lấy con người làm trung tâm, đặt lòng dân làm gốc.
Tại phiên họp diễn ra vào sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã chính thức thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thống nhất phương án đặt tên 126 phường, xã sau sắp xếp.
Cuộc cải cách hành chính lớn nhất kể từ Đổi Mới 1986 đang mở ra một kỷ nguyên phát triển mới với quy mô cắt giảm bộ máy chưa từng có. VinaCapital xem đây là cơ hội chiến lược để tái cấu trúc đầu tư, nắm bắt làn sóng tăng trưởng nội địa.
Sau sắp xếp, địa phương sẽ hình thành 64 đơn vị hành chính cấp xã mới, đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã toàn tỉnh còn 66 (gồm 7 phường và 59 xã), giảm 141 đơn vị so với hiện tại.
Bộ Nội vụ cho biết, sau sáp nhập xã, kết thúc hoạt động cấp huyện, mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có 1 trung tâm hành chính công để tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử; giải quyết các thủ tục hành chính...
Theo lộ trình, từ ngày 1/7/2025, hệ thống đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có nhiều thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chính thức được xóa bỏ.