Việc đồng yên Nhật, tân Đài tệ, won Hàn Quốc hay baht Thái tăng giá gần đây là có cơ sở, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vai trò của đồng USD đang chấm dứt.
Vincent Chung của T. Rowe Price nhận định rằng động thái tăng lãi suất lần này của Nhật Bản có thể mở đầu cho "một loạt đợt tăng lãi suất dần dần", đưa lãi suất của nước này lên mức 1% vào cuối năm.
Trong năm 2024, đồng Yên Nhật (JPY) đã bất ngờ tăng giá mạnh, làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu. Sự thay đổi đột ngột này không chỉ khiến giới đầu tư hoang mang mà còn tác động sâu rộng tới các nền kinh tế trong khu vực ASEAN+3.
Trong tuyên bố của mình, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết quyết định giữ nguyên lãi suất được đưa ra với tỷ lệ phiếu thuận 8-1. Thành viên Hội đồng Thống đốc, Naoki Tamura là người duy nhất bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản.
Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp có những kỳ họp ĐHĐCĐ không mấy suôn sẻ, hầu hết các kỳ đại hội của các công ty đại chúng đều diễn ra trong sự đồng thuận cao giữa HĐQT và các cổ đông.
Theo số liệu sơ bộ từ Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, trong 9 tháng năm nay, du khách đến nước này đã phá vỡ kỷ lục chi tiêu khi đạt 5,86 nghìn tỷ yên (khoảng gần 40 tỷ USD, tương đương gần 970.000 tỷ đồng) từ việc đồng yên mất giá.
Giới phân tích nhận định, tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội cấp bách như lạm phát, đồng yen yếu và dân số già hóa.
Ryota Abe, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Sumitomo Mitsui, nhận định chiến thắng của ông Shigeru Ishiba đồng nghĩa với việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ không gặp bất kỳ trở ngại chính trị nào trong việc tiếp tục tăng lãi suất.
Đồng yên đã tăng trở lại kể từ khi chạm đáy ngày 3/7. Điều này là nhờ kỳ vọng ngày càng tăng của thị trường về việc chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm nay.
Trong suốt phần lớn năm 2024, đồng yên đã chứng kiến sự biến động mạnh khi suy yếu vào tháng 6 xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 1986, thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải can thiệp.
Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất vào tuần trước đã gây chấn động thị trường toàn cầu, làm đảo ngược vị thế “carry trade” đối với đồng yên.
Trong tháng qua, đồng yên đã tăng 10% so với đồng USD, với tỷ giá giao dịch quanh mức 147,5 yên đổi 1 USD vào sáng thứ 6, ngày 9/8. Tháng trước, đồng yên ở mức 161 yên đổi 1 USD.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Shinichi Uchida vừa có động thái bất ngờ. Theo đó, tuyên bố đi kèm có vẻ đã “đẩy lùi” lập trường diều hâu mà BoJ thể hiện tuần trước.
(Thị trường tài chính) - Thị trường châu Á đang chứng kiến hai xu hướng đáng chú ý: lạm phát thấp hơn so với các nền kinh tế lớn và đồng USD tăng giá mạnh, trong khi làn sóng bán tháo đang càn quét thị trường chứng khoán toàn cầu.
Thị trường đang chứng kiến một hiện tượng hiếm gặp khi hầu hết các loại tài sản đều lao dốc, các sàn chứng khoán sụp đổ, USD giảm mạnh, giá vàng rơi tự do... Diễn biến này trái với quy luật thường thấy: Đồng USD tăng thì vàng giảm và ngược lại.
Tâm lý các thị trường châu Á trở nên tồi tệ sau một mùa báo cáo đáng thất vọng từ các công ty công nghệ lớn, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất (động thái diều hâu) hay dữ liệu kinh tế yếu của Trung Quốc.
Quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), cùng với lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng địa chính trị, đã đẩy nhà đầu tư vào thế phòng thủ.
“Tôi không ngờ cổ phiếu lại giảm mạnh đến vậy - đó là một thảm họa. Điều này có thể chỉ là tạm thời nhưng chứng khoán Nhật Bản đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất”, Kiyoshi Ishigane, Quản lý quỹ tại Mitsubishi UFJ Asset Management Co. ở Tokyo nhận định.
Các chuyên gia cảnh báo lợi nhuận từ đồng Yên có thể "bốc hơi" nhanh chóng như tốc độ tăng giá. Các cuộc họp vào tuần tới của BOJ và động thái từ Fed là chìa khóa cho triển vọng tiền tệ của Nhật Bản