Trong bối cảnh địa chính trị biến động và các chuỗi cung ứng truyền thống bị phá vỡ, việc EU tăng thuế với phân bón Nga và Belarus tạo ra bước ngoặt lớn với ngành phân bón toàn cầu.
Đạm Cà Mau (DCM) vừa trở thành doanh nghiệp Việt đầu tiên đạt Chứng chỉ Level 1 từ Úc cho xuất khẩu phân bón, giúp miễn kiểm tra tại cảng và tăng khả năng bán giá cao.
Đạm Phú Mỹ (DPM) và PTSC chính thức bắt tay hợp tác chiến lược, phát huy sức mạnh nội khối Petrovietnam để nâng cao hiệu quả vận hành, logistics và dịch vụ kỹ thuật trong 3 năm tới.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí sẽ trình ĐHĐCĐ 2 tờ trình đáng chú ý về chia cổ tức 15% tiền mặt và phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ “khủng” hơn 73,7%, qua đó tăng vốn điều lệ lên 6.800 tỷ đồng.
Thỏa thuận này sẽ giúp ổn định nguồn cung urea cho thị trường Nhật Bản, đồng thời góp phần củng cố uy tín của cả hai doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng mối quan hệ hợp tác với Đạm Phú Mỹ (DPM) sẽ mở ra những cơ hội mới, góp phần ổn định nguồn cung ure cho thị trường sở tại.
8 thành viên OPEC+ sẽ tăng sản lượng từ tháng 4/2025 – tháng 9/2026, điều này phát ra tín hiệu đây là đợt gia hạn cắt giảm sản lượng cuối cùng của tổ chức này.
Theo Chứng khoán BIDV, cổ phiếu này là lựa chọn hấp dẫn với vị thế đầu ngành, sở hữu tài chính lành mạnh, không nợ vay dài hạn và triển vọng phục hồi mạnh mẽ thúc đẩy bởi “làn sóng VAT”.
Nửa đầu năm 2024, Đạm Phú Mỹ (DPM) đã xuất kho gần 700.000 tấn phân bón, giúp lợi nhuận bán niên của công ty nhanh chóng đạt gần mức kế hoạch kinh doanh cả năm. Công ty cũng đã chuẩn bị chốt quyền trả cổ tức bằng tiền.
Giai đoạn tháng 8 từ năm 2021-2023, HoSE ghi nhận 74 mã luôn tăng như MWG, NVL, DXG,…, trong khi, HNX ghi nhận 28 cổ phiếu với nhiều cái tên nổi bật như SHS, VCS, IDC,…