Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký, ban hành các quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất.
GRDP 6 tháng đầu năm 2025 của Đà Nẵng ước tăng 11,03% – vượt kế hoạch đề ra. Thành phố bước vào kỳ họp cuối cùng trước khi chính thức hợp nhất với tỉnh Quảng Nam, chuẩn bị cho mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Trung ương sáng nay làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương.
Trong 4 nhân sự lãnh đạo chủ chốt hiện nay của Hải Phòng và Hải Dương trước khi hợp nhất, có 3 lãnh đạo là cán bộ từ Trung ương điều động về, 1 người trưởng thành tại địa phương.
Trong đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang trước khi hợp nhất có Bí thư, Chủ tịch tỉnh An Giang và Bí thư tỉnh Kiên Giang được Bộ Chính trị điều động từ nơi khác về, riêng Chủ tịch tỉnh Kiên Giang là nguồn nhân sự tại chỗ.
Phát biểu tại phiên thảo luận về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, diễn ra sáng nay 12/6, đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định sự hợp nhất của các tỉnh thành không chỉ là phép cộng về diện tích, dân số, mà còn là phép nhân của GDP.
Trong các lãnh đạo chủ chốt của 2 địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Hồ Hải là cán bộ trẻ thuộc thế hệ 7X, còn Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo khi 2 khóa liên tiếp là ủy viên Trung ương Đảng.
Cả 4 lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên đều có trình độ thạc sĩ, hầu hết trưởng thành từ cơ sở. Ba người trong số họ sinh năm 1973. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên là nữ, Chủ tịch tỉnh Phú Yên là cán bộ được Trung ương luân chuyển về địa phương.
Về công tác nhân sự sau khi hợp nhất tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, Chủ tịch nước Lương Cường lưu ý phải đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn, bố trí cán bộ công tâm, hài hòa.
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo hợp nhất ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông, với thẩm quyền điều hành toàn diện và quyết định các vấn đề quan trọng của quá trình sáp nhập.
Bí thư, Chủ tịch của tỉnh Hưng Yên và Thái Bình đều được đào tạo bài bản và có những đóng góp quan trọng, lãnh đạo bộ máy chính quyền giúp địa phương phát triển vượt bậc.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và Bắc Kạn đều là những cán bộ trưởng thành tại địa phương; còn 2 Chủ tịch tỉnh là cán bộ được luân chuyển từ Trung ương về, trong đó một người hiện là Chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước.
Trước khi Quảng Ngãi và Kon Tum “về một nhà”, Bí thư, Chủ tịch 2 tỉnh này đều có những quyết sách mạnh mẽ, để lại dấu ấn riêng trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội và cải cách hành chính.
Đà Nẵng vừa hoàn tất phương án bố trí trụ sở, nhà công vụ nhằm chuẩn bị cho việc hợp nhất với tỉnh Quảng Nam thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là TP Đà Nẵng; trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Đà Nẵng hiện nay.
Trong số lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng là Bí thư thành ủy không phải người địa phương, còn lại đều là nguồn nhân sự tại chỗ, phát triển đi lên.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh nghiên cứu các phương án lấn biển để mở rộng không gian phát triển công nghiệp, nghiên cứu xây dựng cảng biển, sân bay phục vụ nhu cầu phát triển dài hạn.
UBND TP Đà Nẵng vừa đề xuất phương án bố trí lại trụ sở sau khi hợp nhất với Quảng Nam. Trong đó, nhiều sở, ngành sẽ chuyển về đặt tại các quận thay vì tập trung tại trung tâm hành chính thành phố.
Trong quá trình sáp nhập, hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã, cần bảo đảm quản lý đất đai và tài sản công một cách công khai, minh bạch và chuyên nghiệp, đặc biệt lưu ý các khu vực có tiềm năng phát triển lớn, nhằm tránh thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.
Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2025 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.381 tỷ đồng, tăng 2,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 707 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.
100% đại biểu HĐND tỉnh Nam Định nhất trí cao với nội dung, thể thức của nghị quyết về việc thông qua chủ trương hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
100% đại biểu HĐND tỉnh Bắc Ninh đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang để thành lập tỉnh Bắc Ninh (mới).
Ông Trương Quốc Huy - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam - cho biết việc sáp nhập 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình lấy tên tỉnh Ninh Bình bởi đây là điểm nổi tiếng có giá trị thương hiệu quốc tế, mang ý nghĩa vùng đất bình yên, thanh bình.
Đà Nẵng là trung tâm của 3 Di sản Văn hóa thế giới gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không.
Sau khi sáp nhập với tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới tiếp tục phấn đấu xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đô thị để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình.