Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, trong các rào cản hành chính hiện hữu, thủ tục xin giấy phép cho lao động nước ngoài tiếp tục là vấn đề nổi cộm, được 33% doanh nghiệp tham gia khảo sát nêu rõ.
Lao động nước ngoài đang là giải pháp cho bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực của Nhật Bản, nhưng việc không hỗ trợ ở lại trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho nước này trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm nguồn lao động.
Theo khảo sát của tổ chức InterNations, Việt Nam là quốc gia có chi phí phải chăng nhất trên thế giới dành cho người nước ngoài, đứng đầu trong số 53 điểm đến khi nói đến tài chính cá nhân.
Bộ Lao động Hàn Quốc ngày 2/4 thông báo sẽ tiếp nhận đăng ký xin cấp phép tuyển dụng lao động mới lần thứ hai năm 2024 đối với tuyển dụng lao động người nước ngoài theo chế độ cấp phép tuyển dụng cho visa lao động phổ thông (E9).
Không tìm được lao động Việt Nam làm tại sân bay Long Thành, sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận cho nhà thầu chính gói thầu 5.10 tuyển lao động nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, trong 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, 80% đang sống ở các nước phát triển, khoảng 10% (600.000 người) có trình độ cao, có thể tư vấn, xây dựng chính sách giúp Việt Nam tiếp cận xu hướng thế giới.
Nhà thầu chính gói thầu 5.10 của dự án sân bay Long Thành đang đề nghị tuyển các chuyên gia Việt Nam vào 31 vị trí công việc với mức lương lên đến 400 triệu đồng/người/tháng.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 85.224 lao động (trong đó có 29.712 lao động nữ), đạt 77,47% kế hoạch năm.