Thành công này đang tạo ra làn sóng mới trong ngành thương mại điện tử Trung Quốc, nơi nhân vật ảo có thể làm thay con người mọi thứ – từ tương tác với khách hàng đến bán hàng không ngừng nghỉ.
Trước đây, chỉ cần cầm cái điện thoại lên là có đơn. Giờ nói khan cả cổ vẫn chưa đủ tiền chạy quảng cáo. Hết thời nhà nhà livestream, người người chốt đơn.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Thương mại điện tử sửa đổi, trong đó bổ sung nhiều quy định mới đáng chú ý, đặc biệt là về việc siết chặt quản lý hoạt động livestream bán hàng.
Trong livestream, khán giả ít quan tâm đến sản phẩm mà chủ yếu đặt câu hỏi liên quan đến vụ việc của Quang Linh. Dù vậy, cả hai không trả lời mà vẫn tập trung vào việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm.
"Các KOLs chỉ tồn tại được nếu có sự minh bạch, hiểu biết pháp luật và một nền tảng đạo đức vững. Và tất nhiên, livestream sẽ không biến mất nhưng cơ hội chỉ dành cho người dám cam kết lâu dài, chứ không dành cho ai muốn “ăn xổi” vài hợp đồng rồi rút" - chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định.