Doanh nghiệp

Loại hạt giúp 600 ngàn hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và chuyện khởi nghiệp khi 'ông lớn đã chia phần' của một thương hiệu cà phê lạ

Nguyễn Hiền 03/03/2024 04:30

Cây cà phê được người Pháp mang đến Việt Nam vào giữa thế kỷ 19 và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay.

cover-2.png

Cây cà phê được người Pháp mang đến Việt Nam vào giữa thế kỷ 19 và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày hôm nay. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Việt Nam từng bước vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

cac-nuoc-san-xuat-ca-phe-1-.png

Hành trình vươn lên của cây cà phê có nguồn gốc xuất xứ từ nước Pháp xa xôi thành một loại cây nông nghiệp chủ lực của Việt Nam trải qua nhiều nấc thang khác nhau. Trước khi các “ông lớn” định hình thị phần thì hạt cà phê đã làm được điều đáng quý nhất đó là giúp rất nhiều nông dân Việt thoát nghèo. Trong hành trình đi tiếp, ngành cà phê đang đón nhận sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp non trẻ nhưng có lối đi riêng.

asset-2.png

Không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người, trải qua hành trình lịch sử đất nước, cà phê dần trở thành một thứ văn hóa, một thứ triết lý gắn bó với đời sống của nhiều tầng lớp người Việt.

Ở Việt Nam, cà phê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia và đóng góp 3% GDP cả nước. Hiện nay, ngành cà phê tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 600 ngàn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các vùng trồng cà phê ở Việt Nam.

Arabica (cà phê chè) là giống cà phê đầu tiên được du nhập vào nước ta từ năm 1857, thông qua một số linh mục thừa sai người Pháp. Sau nhiều lần thử nghiệm tại các vùng đất khác nhau, cuối cùng người ta nhận thấy Tây Nguyên, nhất là những nơi có độ cao từ 900m trở lên so với mực nước biển, chính là nơi thích hợp nhất để trồng loại cây này.

Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là nơi thích hợp để trồng Robusta (cà phê vối), trong đó, Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được xem là vùng đất huyền thoại về cà phê. Nơi đây sở hữu vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới được gieo trồng trên vùng đất bazan màu mỡ, giúp sản sinh ra những loại cà phê thơm ngon nức tiếng.

Là địa phương có sản lượng cà phê Robusta đứng đầu cả nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng xuất khẩu cà phê trên thế giới; với hạt cà phê chất lượng cao, hương vị đặc trưng, Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ cà phê” của cả nước. Ngoài ra, Đắk Mil (Đắk Nông), Lâm Đồng, Gia Lai, Khe Sanh (Quảng Trị) cũng là những nơi trồng cà phê nổi tiếng ở Việt Nam.

223600nhom-thu-hai-ca-phe-cua-thi-tran-dak-ha-va-xa-dak-la-thu-hai-ca-phe-thue-nien-vu-2021-2022-5-(1).png

Theo Hiệp hội Cà phê- Cacao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 ước tính khoảng 1,73 triệu tấn với tổng diện tích trồng ổn định vào khoảng 600.000ha. Năm 2022, năng suất cà phê khoảng 28,2 tạ/ha, đây cũng là mức cao nhất kể từ ít nhất năm 2005, theo số liệu của Cục Trồng trọt. Trong khi đó, niên vụ cà phê 2022-2023, sản lượng cà phê của Việt Nam là 1,78 triệu tấn, cao hơn niên vụ trước 50.000 tấn.

asset-3.png

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu cà phê đạt hơn 1,6 triệu tấn (khoảng 27 triệu bao), giảm 8,7% so với năm 2022 nhưng giá trị tăng 4,6% lên mức kỷ lục hơn 4,24 tỷ USD. Đến nay, cà phê Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam là EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc,…Trong đó, EU tiếp tục là thị trường lớn nhất với khối lượng đạt 600.548 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, chiếm 37% về lượng và 35% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO), Việt Nam chiếm khoảng 19% khối lượng giao dịch cà phê toàn cầu, là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng số 1 về cà phê Robusta.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng cà phê đưa vào chế biến trên 1,5 triệu tấn/năm, với 3 sản phẩm chế biến; trong đó, chế biến cà phê nhân có trên 100 cơ sở với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn; chế biến cà phê bột (cà phê rang xay) có 620 cơ sở với tổng công suất 73.150 tấn sản phẩm/năm (gần 50% là cơ sở chế biến nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình).

Về chế biến sâu, hiện cả nước mới chỉ có 6 nhà máy chế biến cà phê hòa tan (không tính công ty có vốn đầu tư nước ngoài) bao gồm: VinaCafe, Trung Nguyên, Intimex, Olympic Coffee, An Thái và Mỹ Việt. Ngoài ra, cả nước có 17 nhà máy, cơ sở sản xuất cà phê phối trộn, với tổng công suất khoảng 220.000 tấn sản phẩm/năm, đạt tỷ lệ 12%.

Sự phát triển rực rỡ của ngành cà phê phải kể đến sự góp sức không nhỏ của các ông lớn trong ngành như cà phê Trung Nguyên, VinaCafé, Highlands, King Coffee, Intimex…

Cà phê Trung Nguyên gắn liền với doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ được biết đến với thương hiệu cà phê Trung Nguyên với những sản phẩm tiêu biểu như cà phê Trung Nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee, sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi…. Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản… và mới đây là thị trường Trung Quốc.

Vina Café Biên Hòa có lịch sử hình thành gần 35 năm. Ngay từ năm 1977 Vina Café Biên Hòa tạo nên lịch sử ngành cà phê Việt khi sản xuất thành công cà phê hòa tan, vươn mình xuất khẩu sang những nước Liên Xô cũ và Đông Âu. Vina Café Biên Hòa là một trong số ít doanh nghiệp ngành cafe đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán. Doanh thu từ 2012 đến nay giữ ổn định từ 2.000 tỷ đến mức cao nhất 3.300 tỷ đồng năm 2016; lợi nhuận hàng trăm tỷ mỗi năm, trong đó năm cao nhất 2016 đạt 678 tỷ đồng.

asset-4.png

Nhìn vào bức tranh thị trường cà phê kể trên có thể thấy, thị trường cà phê tại Việt Nam dường như đã được định hình, được nhiều ông lớn chia phần sau hàng trăm năm ngành cà phê hình thành và phát triển. Đây cũng chính là lý do rất ít doanh nghiệp mới ra đời có thể cạnh tranh được trong lĩnh vực này. Khởi nghiệp trong ngành cà phê vốn đã định hình lối đi là điều vô cùng dũng cảm.

Tuy nhiên, có một con số khác khiến những doanh nghiệp "sinh sau đẻ muộn" dám bước đi trên chặng đường mà nhiều “ông lớn” đã về gần đến đích - đó là tỷ trọng sản phẩm cà phê chế biến sâu còn thấp. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,6-1,8 triệu tấn cà phê; trong đó, cà phê nhân thô chiếm khoảng 90%; tỷ lệ cà phê chế biến sâu chỉ chiếm khoảng 10%. Đây cũng chính là một trong những lí do khiến Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu mạnh trên thị trường cà phê thế giới!

Số lượng nhà máy chế biến sâu (cà phê hòa tan) ở Việt Nam còn ít ỏi do chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và cạnh tranh cao. Tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt nhìn thấy cơ hội!

Và, Mỹ Việt cũng nhìn thấy thách thức. Thực tế, sản lượng tiêu thụ nội địa ngành cà phê hiện nay mới đạt xấp xỉ 10%. Đằng sau con số đáng buồn của cà phê Việt là nạn cà phê bẩn, cà phê chứa hóa chất độc hại khiến người tiêu dùng hoang mang. Hơn nữa, giá cà phê Việt Nam gần như phụ thuộc vào giá thế giới, lên xuống thất thường và rất khó dự báo khiến người trồng cà phê gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội và thách thức đan xen ở ngành cà phê nhưng càng tìm hiểu sâu về ngành, 5 câu hỏi từ tâm đã khiến Mỹ Việt quyết tâm phải hình thành. 5 câu hỏi mà ông chủ Mỹ Việt lúc đó trăn trở hàng đêm đó là:

asset-9.png

TS. Doãn Hữu Tuệ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Mỹ Việt hào hứng chia sẻ. Khi trả lời được 5 câu hỏi đó cũng là khi Mỹ Việt tìm ra chìa khóa khai mở lối đi cho mình: Chế biến sâu là cách duy nhất để Mỹ Việt ghi tên mình vào bản đồ ngành cà phê Việt và tăng giá trị cho hạt cà phê! Chế biến sâu cũng là cách duy nhất để Mỹ Việt có thể xây dựng được thương hiệu cà phê “made in Vietnam” xuất khẩu dễ dàng ra thế giới!

6 năm sau đó - trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người- V-Cup Coffee xuất khẩu thành công những hạt cà phê Việt được chế biến với niềm tự hào “made in Vietnam” sang nhiều nước trên thế giới và được người tiêu dùng ở những nước tiên tiến nhất đón nhận.

Năm 2017, Mỹ Việt mang trong mình tâm nguyện và lòng tự tin, quyết định “chào sân” ngành cà phê bằng việc xây dựng nhà máy cà phê hòa tan với thương hiệu V-Cup Coffee.

Kể về những tháng ngày tìm lối đi cho V-Cup Coffee, TS. Doãn Hữu Tuệ cho biết con đường của công ty bắt đầu bằng khát vọng đưa V-Cup Coffee trở thành “biểu tượng của cà phê đẳng cấp hàng đầu khu vực, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được người tiêu dùng trên khắp thế giới ưa chuộng”. Muốn thực hiện được khát vọng đó, không có cách gì khác ngoài việc Mỹ Việt phải đặt bài toán nâng cao, nâng tầm giá trị của hạt cà phê Việt.

asset-6.png

Để có thể cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, Mỹ Việt xây dựng mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững được chuẩn hóa từng khâu; đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết nhằm tối ưu hóa giá trị gia tăng và sự hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Yếu tố then chốt quyết định chất lượng của cà phê chính là nguyên liệu. Vì vậy, Mỹ Việt đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn vùng nguyên liệu cà phê được canh tác bền vững, có chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Mỹ Việt hợp tác chặt chẽ với người trồng cà phê (các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và hộ gia đình) theo mô hình canh tác bền vững có chứng nhận quốc tế như 4C (Common Code for the Coffee Community), RFA (Rainforest Alliance),… để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Sau khi có nguồn nguyên liệu sạch, tùy thuộc vào yêu cầu đối với từng loại sản phẩm, quả cà phê sẽ được công ty sơ chế theo nhiều phương pháp khác nhau như: phơi tự nhiên (natural), chế biến “bán ướt” (semi-washed), chế biến ướt (full- washed), chế biến mật ong (honey), lên men tự nhiên…Sau khi sơ chế, cà phê được bảo quản trong điều kiện tốt nhất tại hệ thống kho chứa tiêu chuẩn nhằm đảm bảo duy trì chất lượng cà phê.

hinh-anh-cong-nhan-dang-dong-goi-thuong-hieu-ca-phe-v-cup-coffee.jpg

Sinh sau đẻ muộn nhưng đi lối đi riêng và là lối đi bền vững mà thế giới đang ưa chuộng nên Mỹ Việt là một trong số ít doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, được trang bị dây chuyền rang xay cà phê chất lượng cao cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm chăm lo từng chi tiết nhỏ. Chính vì thế, các sản phẩm cà phê rang xay của Mỹ Việt vừa đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa giữ được hương vị độc đáo của cà phê nguyên chất, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

asset-7.png

Với khát vọng xây dựng, phát triển một thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới, ngay từ khi thành lập vào năm 2017, Tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt đã đặt mục tiêu sớm trở thành một trong những Nhà sản xuất cà phê chuyên nghiệp hàng đầu khu vực. Mỹ Việt sở hữu nhà máy cà phê có diện tích 32.000m2 với dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan công suất 3.000 tấn/năm, xưởng chế biến cà phê rang xay có công suất 2.000 tấn/năm và dây chuyền đóng gói 40 triệu gói sản phẩm/năm.

Sản phẩm chủ yếu của Mỹ Việt gồm các sản phẩm cà phê chế biến sâu như tinh cà phê hòa tan nguyên chất, các loại cà phê hòa tan uống liền, cà phê phin giấy, cà phê đặc sản, cà phê rang xay,… Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” nhưng Mỹ Việt đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến sâu cà phê chuyên nghiệp hàng đầu khu vực. Nhà máy Cà phê hòa tan Mỹ Việt thuộc Tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt đã đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn ATVSTP và chất lượng quốc tế như ISO 22.000, HACCP, GMP, Halal, UTZ,… Hiện nay, các sản phẩm của Tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như: Dubai, Trung Quốc, Úc, Tây Ban Nha, Đông Âu, Canada, Nga…

Sự khác biệt của sản phẩm V-Cup Coffee so với các thương hiệu cà phê khác trên thị trường là việc sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp với bí quyết để lưu giữ tối đa hương vị nguyên bản của hạt cà phê đúng với slogan “hương tinh tuý, vị tự nhiên”. Đặc biệt, các sản phẩm cà phê của Mỹ Việt tuyệt đối không sử những phụ gia hay hương liệu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

asset-8.png

Bên cạnh đó, Mỹ Việt còn chú trọng đầu tư, áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước và quốc tế để cho ra đời những sản phẩm có tính đồng nhất, ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính. Đồng thời, với quan niệm cà phê không chỉ là một loại thức uống đơn thuần mà còn là một loại thực phẩm chức năng, Mỹ Việt đã đầu tư nghiên cứu, xây dựng công thức độc đáo để sản xuất những loại sản phẩm có chức năng hỗ trợ giảm cân, cà phê dùng cho người ăn kiêng; cà phê kết hợp với các tinh chất dược liệu có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chia sẻ với phóng viên những ngày đầu xuân năm mới, TS. Doãn Hữu Tuệ lạc quan chia sẻ: “Có vô số cách để doanh nghiệp làm ra lợi nhuận nhưng chỉ có một cách để phát triển bền vững, đó là kinh doanh có đạo đức!”

Mỹ Việt nhận thức rõ khách hàng là lý do tồn tại của thương hiệu và cam kết làm tất cả những gì tốt nhất có thể để mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, nhờ đó, mặc dù là một thương hiệu còn khá mới trên thị trường cà phê nhưng thương hiệu V-Cup Coffee đã có chỗ đứng khá vững chắc.

Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều thương hiệu trong và ngoài nước đã tin cậy, lựa chọn Mỹ Việt làm đối tác gia công các sản phẩm cà phê chế biến sâu. Năm 2022, thương hiệu V-Cup Coffee của Tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt đạt Top 10 Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam do Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam trao tặng.

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loai-hat-giup-600-ngan-ho-nong-dan-xoa-doi-giam-ngheo-va-chuyen-khoi-nghiep-khi-ong-lon-da-chia-phan-cua-mot-thuong-hieu-ca-phe-la-224975.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Loại hạt giúp 600 ngàn hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và chuyện khởi nghiệp khi 'ông lớn đã chia phần' của một thương hiệu cà phê lạ
    POWERED BY ONECMS & INTECH