Dù thị trường bia chịu sức ép lớn từ các quy định siết nồng độ cồn và sức mua suy yếu, doanh nghiệp này vẫn là một trong số ít công ty duy trì được chuỗi 12 năm tăng trưởng doanh thu liên tiếp.
Quốc hội chính thức thông qua lộ trình tăng thuế TTĐB với bia lên 70% từ năm 2027 và tiếp tục tăng tới 90% đến năm 2031. Trước áp lực chi phí, Sabeco (SAB) có thể “truyền giá” toàn phần sang người tiêu dùng, nhờ giá bia Việt Nam vẫn thấp trong khu vực.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng kêu gọi Việt Nam sớm thông qua Dự thảo luật sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng mức thuế cao hơn đối với thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường.
Theo dự thảo, từ năm 2027, nước giải khát có đường sẽ nằm trong diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi điều hòa dưới 24.000 BTU được đề xuất miễn thuế.
"Với thời tiết này mà không có điều hòa chắc không làm việc được. Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cũng như vậy, không thể làm việc nếu không có điều hòa", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho hay.
Bức tranh kinh doanh quý I/2025 của ngành bia cho thấy sự phân hóa rõ nét giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt cùng tác động từ Nghị định 168 siết chặt nồng độ cồn.
Golf là môn thể thao đã được thế giới và khu vực công nhận, khi chính thức được đưa vào thi đấu tại Olympic và SEA Games. Do đó, cần có cách ứng xử bình đẳng với golf như với các môn thể thao khác.
Tiếp tục kỳ họp thứ 9, sáng ngày 13/5 các đại biểu Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Với đặc thù nằm trong nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cao, các doanh nghiệp ngành bia như Sabeco (SAB), Habeco (BHN), Heineken Việt Nam... sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều chỉnh sắp tới.
150 năm lịch sử là niềm tự hào, nhưng trong bối cảnh thị trường thay đổi, đối thủ áp lực và chính sách siết chặt, Sabeco buộc phải thích nghi. Cuộc chơi không còn là "bán nhiều" mà là "bán hiệu quả" – nơi từng đồng quảng cáo, từng lít bia sản xuất và tiêu thụ cần được tính toán sát sao.
Giá nguyên liệu đầu vào giảm sâu, cộng hưởng với sức mua nội địa phục hồi mạnh mẽ, đang thắp lên kỳ vọng biên lợi nhuận ngành bia Việt Nam đạt đỉnh cao nhất trong vòng nửa thập kỷ tới.
Trước bài toán cân đối ngân sách nội địa, để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân, chuyên gia kiến nghị "hạ nhiệt" thuế: Lùi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế VAT, nới biên độ chịu thuế TNCN và thuế đối với hộ kinh doanh.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2025, mức chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, riêng mức chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ hưu khi thực hiện tinh giản bộ máy khoảng 170.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đã đề xuất lùi thời điểm tăng thuế TTĐB thêm một năm lên Quốc hội, trong bối cảnh doanh nghiệp ngành rượu – bia “cầu cứu” vì sức mua yếu, thị trường nội địa chững lại và áp lực chi phí gia tăng.
Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe hybrid là cần thiết để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn dòng xe này, giảm ô nhiễm môi trường và góp phần thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam.
Tiếp tục Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, sáng 26/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đều hàng năm, mà tăng một đợt nhưng với mức cao với sản phẩm thuốc lá và rượu, bia.
Mặt hàng xăng, điều hòa và các sản phẩm đồ uống tiếp tục là mối quan tâm của các đại biểu Quốc hội, khi cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, sáng 26/3.
Quốc hội đang thảo luận phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia. Trong khi đó, các “ông lớn” như Sabeco, Heineken lên tiếng lo ngại tác động tiêu cực tới ngành và đề xuất giãn lộ trình.
Hiện cả nước có 696 đơn vị cấp huyện, tới đây sẽ không còn đơn vị hành chính này. Khoảng 10.035 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, thời gian tới sẽ giảm từ 60-70%.
Chính phủ dự định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá để giảm hút thuốc và tăng ngân sách. Nhưng liệu đây có phải giải pháp tối ưu, hay sẽ vô tình khiến thuốc lá lậu tràn lan, doanh nghiệp hợp pháp lao đao và ngân sách thất thu?