Câu chuyện truyền nhân của Phở Thìn đang gây xôn xao dư luận. Hồi kết của cuộc nhân duyên giữa ông chủ và truyền nhân GenZ này chắc sẽ còn một thời gian nữa mới đến đoạn kết, nhưng cuộc nhân duyên đứt gánh giữa đường cũng khiến nhiều người liên tưởng đến những truyền nhân khác, những “cậu ấm cô chiêu” thực sự, và đang nổi danh trên thương trường.
Trên sàn chứng khoán hiện nay, nhiều nhà đầu tư thường có thêm một thói quen khi tìm hiểu doanh nghiệp, là xem tầng lớp kế thừa của doanh nghiệp là ai? Họ chính là tương lai của doanh nghiệp. Có nhiều tiêu chí để “nhìn” đến những cậu ấm cô chiêu này, nhưng một trong những tiêu chí đầu thường đưa các thế hệ F1 này vào tầm ngắm là khối tài sản, rồi sau mới xét đến những ý tưởng điều hành doanh nghiệp.
Trong ngành mía đường, gia đình ông Đặng Văn Thành chiếm giữ nhiều danh hiệu, trong đó vợ chồng ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc được “gọi thân mật” ở ngôi vương “ông vua mía đường” và “nữ hoàng mía đường”. Còn cô con gái Đặng Huỳnh Ức My được gọi thân mật với biệt danh “công chúa mía đường”.
Bà Đặng Huỳnh ức My không chỉ nổi danh trên thường trường nhờ vào xuất thân trong gia thế “khủng” với bố mẹ đều là những doanh nhân có tiếng, mà bà Đặng Huỳnh Ức My còn ghi dấu ấn cá nhân mình trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.
Lúc đó bà Ức My vừa bước vào tuổi 30. Đáng chú ý, đây cũng là giai đoạn TTCG hoàn tất quá trình thâu tóm Bourbon Tây Ninh từ tay Tập đoàn Bourbon của Pháp – bà Đặng Huỳnh Ức My nhận nhiệm vụ lãnh đạo cao nhất tại SBT từ những ngày đầu sáp nhập.
Tên tuổi của nàng “công chúa” này còn hiện diện tại một doanh nghiệp từng niêm yết cổ phiếu trên sàn khác là Đường Biên Hòa (BHS) ở vị trí Thành Viên HĐQT – doanh nghiệp mà vào năm 2017 cũng đã sáp nhập vào SBT.
Nhà mía đường không chỉ có “công chúa mía đường” Đặng Huỳnh Ức My nổi danh thương trường, mà vị thiếu gia nhà họ Đặng, ông Đặng Hồng Anh đã nổi tiếng trên thương trường nhiều năm, từng một thời “chinh chiến” cùng ông Đặng Văn Thành tại Sacombank. Khi rút lui tại ngân hàng này, ông về gắn bó sự nghiệp tại “hệ sinh thái” TTC, kiêm nhiệm và kinh qua nhiều chức vụ quan trọng tại Tập đoàn TTC, như DHC Corp hay Sacomreal...
Rất nhiều các vị thiếu gia, tiểu thư của các doanh nhân trên thương trường Việt Nam tiếp bước cùng các bậc sinh thành trong sự nghiệp, làm việc và phát triển công ty do bố mẹ điều hành. “Nhà Novaland” của ông Bùi Thành Nhơn, cũng có vị thiếu gia theo nghiệp cha.
Ông Bùi Cao Nhật Quân sinh năm 1982 đã đồng hành cùng Novaland từ nhiều năm nay, từng nắm giữ vị trí cao tại Tập đoàn là Phó Chủ tịch HĐQT và là Phó Tổng Giám đốc của Novaland, ông Bùi Cao Nhật Quân rút lui mọi vị trí tại Novaland từ năm 2017. Cũng có thời điểm khối tài sản ông Bùi Cao Nhật Quân nắm giữ là cổ phiếu NVL có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Novaland đang tích cực tái cơ cấu toàn diện. Vợ chồng ông Bùi Thành Nhơn đã dịch chuyển cổ phần sang NovaGroup. Còn thông tin cập nhật, ông Bùi Cao Nhật Quân vẫn nắm giữ khoảng 81 triệu cổ phiếu NVL, trị giá xấp xỉ 900 tỷ đồng.
Không chỉ thiếu gia nhà Nova, một cái tên khá bất ngờ của gia đình ông Bùi Thành Nhơn lại vừa nổi lên là bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh, con gái ông Nhơn. Bà Quỳnh vừa đăng ký mua 44,5 triệu cổ phiếu NVL, hiện tại đang sở hữu 2,2 triệu. Tạm tính theo thị giá hiện tại, vị tiểu thư nhà họ Bùi sẽ chi khoảng 480 tỷ đồng để sở hữu lượng lớn cổ phiếu NVL.
Thế hệ F1 của các doanh nhân trên sàn chứng khoán đang ngày một thể hiện mình, không chỉ là “con nhà người ta” trên danh nghĩa, không chỉ là những cậu ấm cô chiêu sinh ra ở vạch đích, những thế hệ F1 này đang là minh chứng cho một thế hệ kế nghiệp đầy tiềm năng.
Cuộc chiến vương quyền tại Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán HBC) đã tạm lắng khi ông Lê Viết Hải quay trở lại là, Chủ tịch HĐQT công ty. Tuy câu chuyện chưa đi đến hồi kết cuối cùng, nhưng việc tranh chấp quyền lực tại HBC đã “hé lộ” thêm rất nhiều thông tin về gia đình doanh nhân Lê Viết Hải – người sáng lập và tạo dựng nên Xây dựng Hòa Bình ngày nay.
Năm 2020 ông là Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc đối ngoại khu vực Miền Bắc của HBC. Cũng trong năm 2020 ông Lê Viết Hiếu kế nhiệm cha ở cương vị Tổng Giám đốc Xây dựng Hòa Bình, đến tháng 7/2022 ông Hiếu là Phó Tổng Giám đốc thường trực của HBC.
Kế hoạch ban đầu của cuộc chuyển giao thế hệ tại Hòa Bình, là ông Lê Viết Hải rút lui, cơ cấu đưa ông Lê Viết Hiếu lên làm Tổng Giám đốc. Tuy vậy rạn nứt xay ra, chuyển giao bất thành, nhiều “góc khuất” của Xây dựng Hòa Bình được hé lộ. Song kết cục vẫn đang tạm phân định khi ông Lê Viết Hiếu giữ nguyên vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Hòa Bình, cùng ông Lê Viết Hải điều hành HBC.
Hai vị thiếu gia nhà họ Trầm – ông Trầm Trọng Ngân và Trầm Khải Hòa những ngày gần đây được nhắc tới nhiều liên quan đến việc ông Trầm bê vừa được ra tù sau 7 năm thụ án. Gia tộc họ Trầm nổi danh từ hơn chục năm trước khi vụ thâu tóm rúng động ngành ngân hàng hé lộ. tên tuổi của 2 vị thiếu gia nhà họ Trầm cũng được nhắc tới từ đây.
Chinh chiến cùng cha nhiều năm trên thương trường, sau vụ đại án rúng động ngành ngân hàng năm 2017 liên quan Phạm Công Danh, cả 2 vị thiếu gia này đều đã thầm lặng rút lui khỏi thương trường. Thông tin ông Trầm Bê ra tù, giới thương nhân một lần nữa chờ đợi thông tin tái xuất của gia tộc họ Trầm.