Một cổ phiếu khi bạn dùng nhiều phương pháp như cơ bản, kỹ thuật và tin tức là tuyệt vời để đầu tư. Nhưng không phải tất cả đều đúng 100% mà đâu đó vẫn có xác suất không như kỳ vọng.
Bước 1: Phân tán rủi ro
Nếu không có chiến lược quản lý rủi ro, thời điểm mua/bán hợp lý thì tài khoản của bạn vẫn thua lỗ như thường hoặc hiệu quả thấp. Cách hiệu quả để phân tán rủi ro là gì: Không bỏ hết trứng vào một giỏ . Nhưng bỏ trứng vào quá nhiều giỏ lại là sai lầm phổ biến của khá nhiều NĐT, và thực tế làm giảm đi hiệu suất đầu tư rõ rệt và làm mất thời gian, công sức để quản lý danh mục !
Một danh mục đầu tư hợp lý chỉ nên bao gồm từ 2 đến 5 cổ phiếu với tỷ trọng phân bổ vốn hợp lý, tương đương nhau giữa các cổ phiếu. Nếu sở hữu danh mục gồm 5 cổ phiếu nhưng 80% vốn tập trung vào 1 cổ phiếu thì đó không gọi là phân tán rủi ro.
Phân tán rủi ro được quản lý chặt chẽ hơn bằng các ngành khác nhau trong rổ cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Điều đó có nghĩa là các cổ phiếu nắm giữ không cùng chung một ngành hoạt động.
Và với mỗi ngành chỉ nên chọn ra những CP dẫn đầu ( leading industry)
Bước 2: Lựa chọn các cổ phiếu tiềm năng chưa tăng nóng
Nhiều NĐT thường mắc phải một lỗi là cố gắng mua vào các cổ phiếu đang “hot” trên trên thị trường với ý định đầu tư lâu dài. Các cổ phiếu bước vào chu kỳ tăng nóng là giai đoạn chốt lời phù hợp với những ai đang có vị thế có hàng và đã nắm giữ lâu dài từ trước và là đoạn cuối cho các nhà đầu cơ lướt sóng. Nó khá nguy hiểm cho những ai có ý định mua ở giai đoạn này để đầu tư lâu dài
Cổ phiếu tốt: Sinh lời chứ không phải là 1 thương hiệu lớn nhưng giá liên tục giảm khi bạn mua .
Vì vậy, ngoài tiềm năng phát triển trong tương lai, đánh giá về đà tăng của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại cũng giúp bạn nhận ra cố phiếu có còn thực sự hấp dẫn để đầu tư nữa không.
Bước 3: Tìm vùng giá trị của các cổ phiếu tiềm năng
- Phân tích kỹ thuật và cơ bản phải đi song hành với nhau. Cơ bản để đánh giá triển vọng phát triển trong dài hạn của DN trong tương lai. Sau là dùng kỹ thuật để mua CP tại mức giá hợp lý
- Mức giá hợp lý là gì: Là ở đó cổ phiếu đang tích lũy sau giai đoạn tăng nóng. Điều này khá quan trọng vì nó giúp NĐT mua được CP tốt ở đúng thời điểm mà không bị ảnh hưởng bởi tâm lý FOMO của thị trường
- Bằng phân tích cơ bản, có thể bạn sẽ tìm ra một cổ phiếu tốt nhưng nếu không dùng phân tích kỹ thuật, vùng giá mua của bạn có thể sẽ quá cao, khiến thời gian chờ đợi của bạn lâu hơn (thậm chí là phải cắt lỗ) trước khi giá cổ phiếu đi tới mục tiêu bạn kỳ vọng.
Bước 4: Lên kế hoạch mua và bán
Kế hoạch bao gồm: vùng mua, vùng cắt lỗ, vùng chốt lời, thời gian nắm giữ. Đừng nghĩ rằng bạn đầu tư dài hạn thì không phải cắt lỗ hoặc không cần xác định vùng mua, đó là sai lầm! Phải hiểu đầu cơ hay là đầu tư thì vẫn là cuộc chơi của xác suất, không ai có thể chắc chắn 100% rằng sẽ có lời khi mua một cổ phiếu nào đó. Có nhiều yếu tố, sự kiện bất ngờ nằm ngoài kỳ vọng của nhà đầu tư có thể xảy đến với doanh nghiệp mà họ cần phải tìm một điểm để thoái lui khi mua cổ phiếu ( ban lãnh đạo, yếu tố TT,……..)
- Bạn mua tại vùng giá đó với khối lượng bao nhiêu để đủ tỷ trọng phân bổ vốn?
- Bạn cắt lỗ khi nào và tại vùng giá nào?
- Bạn chốt lời cổ phiếu ở vùng giá nào, tất nhiên phải đảm bảo tiêu chí lợi nhuận lớn hơn rủi ro nhiều lần.
- Nếu cổ phiếu đi đúng hướng, bạn dự định sẽ nắm giữ cổ phiếu trong thời gian bao lâu? Nếu sau thời gian kỳ vọng mà giá cổ phiếu vẫn chưa đạt mục tiêu chốt lời thì bạn sẽ xử lý như nào? Hoặc nếu giá đạt kỳ vọng trong thời gian sớm hơn dự kiến thì bạn có nâng target lên không?
Bước 5: Tuân theo kế hoạch đã đặt ra
Bước cuối cùng nhưng lại là bước quan trọng nhất và cũng khó thực hiện nhất. Điều này nó phụ thuộc bản thân NĐT: Có đủ kiên nhẫn không, cảm xúc quyết định mọi hành vi định đầu cơ nhưng vô tình lại thành cổ đông, định đầu tư dài hạn nhưng theo sóng CP lên 15-20% lại có bán không ?
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0966.96.9653 (Kim Anh - Chuyên viên tư vấn CTCK VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây. |