5 doanh nghiệp vào "tầm ngắm" giám sát tài chính của Bộ Tài chính

17-06-2023 14:49|Bảo Trâm

Vietlott, Tập đoàn Bảo Việt cùng 3 doanh nghiệp, đơn vị khác nằm trong kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 của Bộ Tài chính.

Mới đây, Bộ Tài chính đã lập kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 đối với các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu.

Các doanh nghiệp giám sát gồm: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX); Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC); Tập đoàn Bảo Việt (BVH).

Phương thức giám sát là giám sát trực tiếp (kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) và giám sát gián tiếp (theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu).

Tài chính-Tiền tệ, tuần 22 - 26/5: Hướng tới mục tiêu hạ mặt bằng lãi suất  cho vay và khơi thông tín dụng

Trong đó, nội dung giám sát đối với Vietlott được thực hiện theo phương thức giám sát gián tiếp, gồm các nội dung:

Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, có hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.

Giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật lao động.

Đối với Tập đoàn Bảo Việt, thực hiện giám sát gián tiếp các nội dung sau:

Việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (bao gồm: Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp); Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; Việc thực hiện thu cổ tức được chia từ doanh nghiệp).

Cuối cùng là giám sát việc cơ cấu lại vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 12/12

Tiếp bước ông Đặng Lê Nguyên Vũ, doanh nghiệp 42 năm tuổi chính thức xuất khẩu container cà phê chế biến sâu đầu tiên

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/5-doanh-nghiep-vao-tam-ngam-giam-sat-tai-chinh-cua-bo-tai-chinh-188212.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    5 doanh nghiệp vào "tầm ngắm" giám sát tài chính của Bộ Tài chính
    POWERED BY ONECMS & INTECH