Trước khi bị bắt, bà Hương Trần Kiều Dung là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đồng thời giữa chức Chủ tịch CTCP Chứng khoán BOS và một số công ty có liên quan.
Tối ngày 8/4/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, bà Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh (Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán BOS) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, tạm giam để điều tra về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Ngoài chức danh là Chủ tịch HĐQT ở FLC, bà Dung còn là Chủ tịch HĐQT CTCP chứng khoán BOS. Bà Dung bị cáo buộc giữ vai trò đồng phạm giúp sức cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán".
Ngày 6/4/2022, bà Dung bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính 70 triệu đồng vì cùng lúc là thành viên HĐQT 7 công ty. Trong khi đó, theo quy định của Luật Chứng khoán, thành viên HĐQTcủa một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác.
Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC bị xử phạt 70 triệu đồng
Sinh ngày 19/8/1978, bà Hương Trần Kiều Dung là "nữ tướng" nổi bật nhất dưới quyền Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Tại FLC, bà giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC từ năm 2015 đến năm 2017. Đầu năm 2017, bà được bầu là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và chính thức kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc từ tháng 7/2018. Đến tháng 4/2021, bà Dung trở thành Phó Chủ tịch thường trực của FLC.
Bà Dung là Tiến sĩ Luật Quy hoạch Xây dựng tại Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp. Bà từng là luật sư chính của Công ty Luật TNHH SMiC (tiền thân của Tập đoàn FLC), sau đó được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý cấp cao tại FLC như Trưởng ban Pháp chế và Phát triển dự án, Phó tổng giám đốc, Tổng giám đốc. Bà thôi chức Tổng giám đốc vào cuối tháng 3/2020.
Tại các công ty con của FLC, bà cũng giữ chức vụ cao như Chủ tịch FLC Faros (ROS), Chủ tịch HĐQT chứng khoán BOS (ART), Tổng Giám đốc FLC Homes (FHH)…
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, bà Dung cũng giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp quy mô lớn như trưởng Phòng Pháp lý và tổ chức, Giám đốc Dự án Aid_coop thuộc Tổ chức Gret (Pháp), Giám đốc Điều hành CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Nam.
Giữ nhiều chức vụ tại các công ty niêm yết nhưng tài sản chứng khoán của bà Dung khá ít ỏi. Bà chỉ năm gần 28.000 cổ phiếu FLC, hơn 1,1 triệu cổ phiếu ROS và 500.000 đơn vị ART, với giá trị hiện đạt 14,4 tỷ đồng.
Là một Tiến sĩ Luật, trong lần hiếm hoi chia sẻ trên báo chí khi còn dưới cương vị CEO của FLC, bà Hương Trần Kiều Dung từng nhấn mạnh việc giải quyết mọi vấn đề trên tinh thần nguyên tắc Suy đoán vô tội. "Cho dù đó là nhân viên hay là ai, khi nghe được những thông tin bất lợi về họ, đừng bao giờ nghĩ rằng họ có ý xấu hay đang có vấn đề gì, nếu chưa tìm được bằng chứng".
Bà cũng khẳng định bản thân ít khi bị ảnh hưởng bởi thông tin dư luận bên ngoài. Dư luận bên ngoài dù tốt hay xấu, kể cả về FLC cũng không ảnh hưởng tới đường lối của nữ doanh nhân này và ban lãnh đạo công ty này.
Tập đoàn FLC thông tin tình hình kinh doanh 10 tháng năm 2024
Lãnh đạo FLC: 'Mọi cổ đông đều có thể khiếu nại khi quyền của họ bị vi phạm'