Chứng khoán Hòa Bình (HBS) có vốn điều lệ gần 330 tỷ đồng; công ty hoạt động không có gì nổi bật khi lãi ròng từ năm 2018 - nay chỉ đạt vài tỷ đồng/năm.
CTCP Chứng khoán Hòa Bình (Mã HBS - HNX) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với doan thu chỉ ở mức gần 2,4 tỷ đồng giảm so với mức gần 3,3 tỷ trong quý 3/2021.
Trong kỳ, doanh thu mảng tự doanh thông qua lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) gần như bằng 0, lãi từ cho vay và phải thu đạt 1 tỷ đồng, thu từ môi giới chứng khoán hơn 420 triệu đồng và thu từ các hoạt động khác giảm hơn 50% YoY về còn 920 triệu.
Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng có khoản doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi cùng kỳ lên 1,6 tỷ.
Chi phí hoạt động quý này của HBS xấp xỉ 1 tỷ đồng.
Sau trừ các khoản thuế phí, HBS thu về 1,35 tỷ đồng lãi sau thuế - gấp gần 3 lần thực hiện trong quý 3 năm ngoái đồng thời cải thiện so với mức lỗ 12,7 tỷ đồng trong quý trước đó.
Lũy kế 3 quý năm 2022, Chứng khoán Hòa Bình đạt tổng doanh thu gần 15,3 tỷ đồng so với mức 12,4 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2021 song mới chỉ thực hiện được gần 57% kế hoạch doanh thu cả năm; lợi nhuận trước thuế chỉ gần 4,4 tỷ - cách khá xa chỉ tiêu 10 tỷ đồng đã đề ra; lãi sau thuế thu về 3,5 tỷ đồng - tăng 40% YoY.
Trong cơ cấu tổng tài sản của công ty đến cuối quý 3, lượng tiền mặt và tương đương bất ngờ tăng mạnh lên mức 344 tỷ đồng so với con số 181 tỷ hồi đầu năm - chiếm 97% cơ cấu tài sản ngắn hạn và chiếm 85% tổng tài sản của công ty.
Đến cuối tháng 9/2022, dư nợ cho vay margin và ứng trước tiền bán tại HBS giảm mạnh 97% so với đầu năm về còn 2 tỷ đồng.
Về tình hình quản trị của Chứng khoán Hòa Bình, ghi nhận tại thời điểm ngay sau khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 2 với kết quả thua lỗ, ngày 3/8/2022, cựu Chủ tịch HĐQT Trần Kiên Cường (sinh năm 1978) đã có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên kiêm Chủ tịch HĐQT HBS chỉ sau 3 tháng tại chức.
Ngay sau đó, HĐQT Chứng khoán Hòa Bình đã ra Nghị quyết bổ nhiệm ông Lê Xuân Tùng làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Ông Tùng sinh năm 1995, từng làm Phó Tổng Giám đốc CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (Mã VMD - HOSE) trước khi HĐQT công ty miễn nhiệm vào tháng 6. Cá nhân này đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT Vimedimex từ tháng 6 và nắm giữ 7,4% cổ phần của công ty. Bà Nguyễn Thị Loan - người đã bị bắt và khởi tố hồi giữa quý 4/2021 vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai khi đã cùng các bị can khác gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 200 tỷ đồng - là mẹ ông Tùng.
Bà Loan ngồi ghế Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Hòa Bình từ năm 2008 tới khi bị bắt (tháng 11/2021).
Xem thêm các bài viết liên quan đến chủ đề: #chứng khoán #diễn biến thị trường chứng khoán #thông tin giao dịch #mua bán cổ phiếu #xử phạt chứng khoán #nhận định thị trường chứng khoán #ý kiến chuyên gia #xu hướng dòng tiền #kiến thức đầu tư chứng khoán #bảng lãi suất cho vay margin #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh quý III/2022 #phân tích cổ phiếu
Thế giới Di động làm gì khi gần 60.000 nhân viên nghỉ việc?
Một doanh nghiệp tại Thanh Hóa có gần 12.000 tỷ đồng lãi vay quá hạn thanh toán