Trong phiên VN-Index giảm rất mạnh gần 56 điểm về mức 1.243 điểm, nhà đầu tư cá nhân là bên duy nhất bán ròngvới hơn 546 tỷ đồng thông qua kênh khớp lệnh.
Cụ thể, họ mua ròng nhẹ cổ phiếu tài nguyên cơ bản (thép) và bất động sản với lần lượt là 54,6 tỷ đồng và 47,7 tỷ đồng.
Ngược lại, lực xả khủng hơn 496 tỷ đồng cổ phiếu nhóm ngân hàng từ các nhà đầu tư cá nhân tạo nên áp lực giảm sàn cho hàng loạt cổ phiếu ngành này. Theo sau, nhà đầu tư cũng xả ròng nhóm thực phẩm đồ uống, với lực xả tăng 50% lên mức 110,5 tỷ đồng.
Ngay sau phiên mua ròng hơn 114 tỷ đồng cuối tuần trước, cổ phiếu STB của Sacombank đảo chiều bị xả mạnh nhất trong phiên với giá trị bán ròng 185 tỷ đồng. Dòng tiền nội tiếp tục rút khỏi hàng loạt cổ phiếu ngân hàng gồm VPB (138 tỷ đồng), OCB (66 tỷ đồng), ACB (45 tỷ đồng), HDB (40 tỷ đồng) và TPB (31 tỷ đồng).
Với việc có tới 6 đại diện góp mặt trong top10 bán ròng của nhà đầu tư cá nhân, ngành ngân hàng trở thành nhóm tác động tiêu cực nhất tới VN-Index vào cuối phiên, với 7 mã giảm sàn và 19 mã giảm điểm đồng thời đây cũng là nhóm bị nhà đầu tư cá nhân rút ròng mạnh nhất phiên 19/7.
Cùng chiều, cổ phiếu VNM của Vinamilk bị bán ròng 143 tỷ đồng, đóng góp phần lớn vào lực xả ròng tại ngành thực phẩm & đồ uống. Theo sau, các nhà đầu tư trong nước cũng rút ròng khỏi các mã DXG (58 tỷ đồng), NVL (47 tỷ đồng), VHM (35 tỷ đồng).
Trái chiều, cổ phiếu KDH của Nhà Khang Điền là mã duy nhất được mua ròng trên 100 tỷ đồng trong phiên. Cụ thể, các cá nhân trong nước mua ròng 141 tỷ đồng KDH, đối lập với giao dịch khối ngoại. Kết phiên, KDH là sắc xanh duy nhất trong rổ chỉ số VN30, tăng nhẹ 0,95% và đóng cửa ở 37.300 đồng/cp.
Các cá nhân trong nước giải ngân nhẹ vào các mã MSN (43 tỷ đồng), IJC (40 tỷ đồng), HPG (38 tỷ đồng), HCM (28 tỷ đồng). Dòng vốn nội cũng tìm đến GVR khi mua ròng nhẹ 23 tỷ đồng mã này. Thông báo mới từ HOSE, GVR sẽ được thêm mới vào danh mục VN30 trong đợt cơ cấu tháng 7/2021.
Theo sau, các cá nhân trong nước cũng duy trì mua ròng nhẹ một số cổ phiếu ngân hàng như CTG (26 tỷ đồng), SSB (19 tỷ đồng), VCB (18 tỷ đồng) và mã FRT của FPT Retail (15 tỷ đồng).