Sau 1 năm khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc, vụ việc đang vào giai đoạn cuối với lợi thế nghiêng về nhóm doanh nghiệp nội địa. Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến về việc mở rộng hoặc loại trừ một số sản phẩm.
Với mức áp thuế từ 19,38% đến 27,83%, thép HRC Trung Quốc sẽ khó có thể cạnh tranh với Hòa Phát, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ sản lượng tiêu thụ từ Dung Quất 2.
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc sẽ tạo lá chắn bảo vệ ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp như Hòa Phát và Formosa.
Nhóm cổ phiếu thép từng vượt trội VN-Index trong nửa đầu năm 2024 nhờ lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, đà tăng chững lại trong nửa cuối năm, nhiều mã khiến nhà đầu tư lỗ tới 60%.
Bộ Công Thương đang tổng hợp lại các thông tin, dữ liệu do các bên liên quan cung cấp về vụ điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ. Kết luận điều tra sơ bộ sẽ ban hành vào tháng 11.
VNDirect Research nhận định, nếu việc áp thuế chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra, sẽ rơi vào thời điểm dự án Hòa Phát Dung Quất 2 vận hành (đầu năm 2025) để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt HRC tại Việt Nam.