Giá vàng "thấp thỏm" chờ tin Fed, dân đầu cơ "cầm lửa" trên tay

19-09-2022 15:38|Băng Di

Vàng là tài sản không mang lãi suất nên môi trường lãi suất tăng đã và đang đặt ra áp lực giảm lớn lên giá vàng.

Vai trò của vàng

Vàng là một trong những kim loại quý được quan tâm nhiều nhất do vai trò nổi bật của chúng trong cả giới đầu tư và tiêu dùng. Mặc dù không còn được sử dụng như một phương thức tiền tệ chính ở các nước phát triển nhưng vàng tiếp tục tác động mạnh đến giá trị của tiền tệ các nước đó.

Hơn nữa, có một sự tương quan mạnh mẽ giữa giá trị của vàng và sức mạnh tiền tệ kinh doanh trên thị trường ngoại hối.

Các nhà đầu tư thường mua vàng với số lượng lớn khi đất nước đối mặt với lạm phát cao. Nhu cầu vàng tăng cao trong suốt thời kỳ lạm phát vì giá trị vốn có của nó cũng như nguồn cung hạn chế. Vàng có thể giữ giá trị tốt hơn nhiều so với các hình thức tiền tệ khác vì nó không bị mất giá.

Ví dụ như vào tháng 4/2011, các nhà đầu tư lo sợ sự giảm giá trị của tiền tệ định danh và giá vàng đã tăng lên mốc đáng kinh ngạc 1.500 USD/ounce. Điều này cho thấy có rất ít niềm tin vào các loại tiền tệ trên thị trường thế giới.

Mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại rủi ro kinh tế, nhưng lãi suất tăng cao trong tình hình chung kinh tế thế giới hiện nay khiến vàng thỏi kém hấp dẫn hơn.

Dần trở nên kém hấp dẫn...?

Mặc dù, vàng được coi là một khoản đầu tư trú ẩn an toàn khi đối mặt với thảm họa lạm phát, nhưng lãi suất cao làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lợi.

Tại phiên giao dịch hôm nay (19/9), giá vàng thế giới lao dốc chỉ còn 1.677 USD/ounce, tương đương 48,3 triệu đồng/lượng. Mức giá này đã về mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020.

anh-chup-man-hinh-2022-09-14-luc-09-49-37.png
Diễn biến giá vàng thế giới từ đầu năm. Đơn vị: USD/oz

Giới chuyên gia chỉ ra kim loại quý diễn biến "nóng" do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Lo ngại về đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng là yếu tố ảnh hưởng tới vàng. Dù được coi là công cụ truyền thống để phòng trừ rủi ro bất ổn kinh tế, nhưng những lý do trên khiến công cụ không trả lãi như vàng kém hấp dẫn.

Theo giới phân tích, giá vàng ngày càng bất ổn định do sức ép đến từ đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra trong tuần này. Theo thống kê của CME, đến có 78% chuyên gia được phỏng vấn nhận định khả năng Fed tăng 0,75 % và 22% cho rằng Fed sẽ nâng mạnh lãi suất lên 1%.

Tuần này, tâm điểm chú ý của giới đầu tư là cuộc họp của Fed diễn ra trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư. Thị trường hiện tại gần như tin chắc Fed sẽ lần thứ ba liên tiếp tăng lãi suất với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp này. Một số nhà đầu tư thậm chí cho rằng bước nhảy tròn 1 điểm phần trăm sẽ được áp dụng, nhưng khả năng này thấp hơn.

Fed chưa có ý định giảm đà tăng lãi suất nếu như lạm phát chưa hạ nhiệt theo kỳ vọng của họ. Điều đó sẽ đè nặng lên giá vàng trong thời gian tới.

Ông Phil Streible, Kinh tế trưởng Blue Line Futures nhận định, vàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm qua và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ dự kiến. Điều khiến giới đầu tư đang bán vàng ra khá mạnh.

"Để vàng có thể phục hồi trở lại, đà tăng lãi suất của Fed phải chậm lại" - ông Phil Streible nói.

Vừa qua, Quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust liên tục bán ròng vàng trong thời gian gần đây, phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư về triển vọng giá vàng. Trong phiên ngày thứ Sáu vừa rồi, quỹ này xả khoảng 1,2 tấn vàng. Trong vòng chưa đầy nửa tháng, quỹ đã bán ròng hơn 13 tấn vàng.

Lo ngại giá vàng tiếp tục giảm

Khảo sát giá vàng tuần này, các chuyên gia đều bày tỏ quan ngại. Có tới 63% các chuyên gia được khảo sát cho rằng vàng giảm giá, 18% dự báo tăng, còn lại là đi ngang. Còn theo khảo sát trên Main street, 38% người khảo sát cho rằng giá vàng tăng, 47% dự báo vàng giảm giá và 15% dự báo giá vàng đi ngang.

Everett Millman, chuyên gia về kim loại quý của Gainesville Coins, cho rằng, vàng giảm sức hút trong bối cảnh lạm phát tăng. Kỳ vọng tăng lãi suất khiến lãi suất thực tăng giá, điều này không có lợi cho giá vàng. Nếu Fed tăng giá, vàng sẽ giảm trong ngắn hạn.

Theo Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda, nếu Fed bất ngờ tăng lãi suất vào tuần tới, khả năng vàng sẽ phá vỡ mức 1.600 USD và vàng tiếp tục gặp khó khăn trong ngắn hạn. Ngân hàng trung ương chuẩn bị tăng lãi suất khiến cho vàng càng áp lực.

Marc Chandler, giám đốc điều hành của Bannockburn Global Forex, cho biết mục tiêu tiếp theo của giá vàng sẽ là 1.615 USD đến 1.650 USD, và sẽ không loại trừ giá sẽ giảm xuống 1.500 USD vào năm tới.

Để giá vàng hồi phục, giới chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ cần phát đi những dấu hiệu giảm tốc. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các số liệu vĩ mô cho thấy thị trường lao động của Mỹ vẫn đang mạnh.

Giá vàng giảm sốc, chạm đáy sau 7 tuần

Phản ứng của Mỹ và Israel đối với lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu từ ICC

Chuỗi cung ứng toàn cầu đứng trước 'đòn kép’ thuế quan - đình công

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá vàng "thấp thỏm" chờ tin Fed, dân đầu cơ "cầm lửa" trên tay
    POWERED BY ONECMS & INTECH