Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã chọn áp dụng số hoá vào quy trình quản lý để giảm thiểu chi phí đồng thời tăng cường chất lượng sản phẩm.
Thách thức lớn của doanh nghiệp sản xuất
Năm 2023, gần 50% doanh nghiệp sản xuất đang cầm chừng, giữ lao động, hầu như không có thị trường hoặc trong giai đoạn “đứng im”. Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đơn hàng đang dần tuột dốc bởi nhu cầu đầu ra sản phẩm khó khăn, đi kèm với chi phí đầu vào rất cao của nguyên vật liệu… đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quy trình và thời gian sản xuất, gây sụt giảm doanh thu.
Theo khảo sát với Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận số lượng đơn hàng tăng lên trong năm 2023 chỉ đạt 69,6%, sụt giảm đáng kể so với một năm trước (82,1%), tương đương giảm 17,6%. Tỷ lệ doanh nghiệp có số lượng đơn hàng tụt giảm đã tăng 21,7% so với một năm trước.
Để giải quyết khó khăn, doanh nghiệp sản xuất đã tìm nhiều giải pháp ứng biến khác nhau như thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự và chi phí; tìm đối tác cung ứng khác; hạn chế chi tiêu phát sinh; điều chỉnh giá, tiết kiệm vật tư, phí quản lý trong quy trình sản xuất…
Giải “bài toán” chi phí vật tư
Để đảm bảo các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả, các công ty luôn phải duy trì một lượng lớn các nguồn vật tư khác nhau. Tuy nhiên để kiểm soát vấn đề về vật tư, doanh nghiệp sẽ gặp những áp lực trong việc quản lý nguyên vật liệu, đòi hỏi phải tập trung tối đa nguồn lực và thời gian. Nếu chậm trễ sẽ tạo ra áp lực tài chính và ảnh hưởng tới tiến độ, không thể bàn giao cho khách hàng.
Đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, 94% doanh nghiệp nhận định công nghệ là giải pháp chiến lược, cần được đẩy mạnh đầu tư. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã chọn áp dụng số hoá vào quy trình quản lý để giảm thiểu chi phí đồng thời tăng cường chất lượng sản phẩm.
Vừa qua sự kiện “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất” do công ty TNHH 1C Việt Nam phối hợp với Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp TP. Hà Nội (SCE) và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) tổ chức đã mang tới giải pháp tối ưu, giảm thiểu chi phí vật tư cho doanh nghiệp sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ.
Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể (1C:Company Management) của 1C Việt Nam vào quá trình vận hành, doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình sản xuất và quy trình quản lý từ những bước đầu tiên như vật tư, nhà xưởng, công nhân cho đến quy trình cụ thể như hàng hoá, nguyên vật liệu… giảm thiểu chi phí vật tư nhờ tính toán được định mức nguyên vật liệu tự động, chính xác. Đồng thời xây dựng chính sách linh động từ bán hàng cho tới sản xuất - nhập kho, giúp việc giao vận luôn được xuyên suốt và liền mạch.
Với các tính năng linh hoạt nhằm tự động hóa công việc quản trị doanh nghiệp trong các mô hình khác nhau, giải pháp 1C:Company Management hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và chuẩn hóa thông tin, cùng tối ưu nguyên vật liệu bằng cách kiểm soát tồn kho thành phẩm, xác định thời gian cho các lệnh sản xuất hợp lý.
1C:Company Management giúp doanh nghiệp vận hành quy trình sản xuất liên phòng ban một cách trơn tru từ bộ phận bán hàng cho tới phòng kế toán, quản lý kho… Phần mềm tự động ra đơn giá chiết khấu để hỗ trợ nhân viên bán hàng nhanh chóng lập đơn hàng cho khách, giúp doanh nghiệp tính toán nguyên liệu sản xuất, nếu số lượng không đủ theo lệnh sản xuất thì sẽ thông báo và hỗ trợ cho bộ phận thu mua.
Số liệu hàng hóa tồn kho sẽ được hiển thị và cập nhật nhanh chóng trên phần mềm giúp hỗ trợ bộ phận bán hàng nắm bắt được thông tin. Giảm thiểu thời gian nhập liệu đối với phòng kế toán vì phần mềm đồng bộ tự động với phần mềm kế toán trong cùng hệ thống.
Bằng cách ứng dụng định mức nguyên vật liệu (B.O.M động) vào giải pháp phần mềm giúp tự động hóa các định lượng, dự toán chính xác nguyên vật liệu đầu vào dựa trên các thông số kích thước của sản phẩm, từ đó hệ thống sẽ tự động tính toán toàn bộ nhu cầu vật tư cần có để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm tạo lệnh sản xuất chính xác, tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, phần mềm sẽ quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp để giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất, tránh lãng phí và lạm dụng tài nguyên, đảm bảo nguồn cung cho thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
1C Việt Nam đã đồng hành cùng hơn 5.000 doanh nghiệp và đạt nhiều giải thưởng lớn như: Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu nhận giải Rồng Vàng 2022-2023; Nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp của AED;… Thông tin liên hệ: https://1c.com.vn/vn |
Thanh Hà