Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng muốn được cấp phép sản xuất vàng miếng phải có vốn điều lệ lần lượt 1.000 tỷ và 50.000 tỷ đồng trở lên. Các chuyên gia có quan điểm trái chiều về quy định đang lấy ý kiến này.
Liên quan đến quy định về điều kiện được cấp giấy phép sản xuất vàng miếng đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng trở lên, Hiệp hội cho rằng quy định này quá chặt.
Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu tháng 4 đến nay, chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng thế giới có xu hướng tăng cao. Không loại trừ nguyên nhân có một số DN, cá nhân lợi dụng thị trường biến động để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Nghị định 24 quy định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng, nhưng không can thiệp vào giá mua, bán vàng miếng SJC của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
Hiện nay, vẫn còn một lượng vàng miếng SJC nhất định đang lưu thông trên thị trường, trong đó có sản phẩm bị trầy xước, biến dạng hoặc bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của SJC.
Do nguồn cung vàng miếng hạn chế, một số doanh nghiệp, TCTD đã lợi dụng kinh doanh trái phép, hợp thức hoá vàng lậu/vàng tặc, trốn thuế, tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân để đầu cơ trục lợi.
Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 24, để được sản xuất vàng miếng, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong khi ngân hàng cần có vốn từ 50.000 tỷ đồng trở lên.