Theo bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp là khởi đầu cho một công cuộc cải cách sâu sắc về thể chế, thể hiện tư duy đổi mới có tính cách mạng.
Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, mỗi người dân Việt Nam đều có khát vọng đưa đất nước trở nên hùng cường trong khu vực và trên thế giới. Và chúng ta có đủ khả năng, nguồn lực, ý chí và tinh thần để bước sang kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
Những thế hệ đi trước đã mất hàng ngàn năm để xây dựng đất nước toàn vẹn cùng những giá trị văn hóa, còn thế hệ trẻ hôm nay đang giữ gìn và phát huy giá trị đó.
Đến thời điểm hiện nay, quyết tâm “đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển” vào năm 2045 đã được Đảng và Nhà nước tuyên bố công khai, nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi.
Cách nói “kỷ nguyên vươn mình” có thể thường gặp trong nhiều tài liệu. Nhưng “kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” như diễn ngôn đang phổ biến hiện nay lại là tư tưởng không tách rời vai trò của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tăng trưởng kinh tế vượt bậc; sự kiên cường, khả năng ứng biến, luôn nhìn về phía trước với sự lạc quan và dũng cảm của người Việt Nam; cùng sự chuẩn bị của để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc… đã gây ấn tượng mạnh đối với các nhà ngoại giao nước ngoài.