Lộ diện hậu duệ đời thứ 5 của Từ Hi Thái Hậu: U60 nhan sắc vẫn xinh đẹp, thừa hưởng tài năng viết thư pháp xuất chúng không phải ai cũng có
Những bức thư pháp do hậu duệ đời thứ 5 của Từ Hi Thái Hậu viết còn xuất hiện ở những cuộc đấu giá lớn.
Trong lịch sử hơn 5000 năm phong kiến của đất nước Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu hẳn là cái tên đã không còn xa lạ, đặc biệt là khi nhắc tới lối sống xa hoa lạc thú của bà và những bí mật khủng khiếp được ẩn giấu.
Tuy nắm quyền cai trị trong suốt 47 năm và kiểm soát vận mệnh của đất nước vào cuối triều đại nhà Thanh, bà lại không biết nỗi khổ của người dân, chỉ biết tham lam hưởng thụ, thậm chí được gọi là một kẻ chỉ mang tai họa đến cho đất nước và nhân dân. Do đó, dù cả trăm năm đã trôi qua, lịch sử về bà và câu chuyện hậu thế đời sau của Từ Hi Thái hậu vẫn luôn nhận về nhiều sự quan tâm.
Theo sử sách ghi chép, Từ Hi Thái Hậu sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp. Trong hậu cung hàng ngàn mỹ nhân, bà được thăng cấp Tần chỉ trong 2 năm, khi ấy là đệ nhất sủng phi trong hậu cung của Hàm Phong Đế.
Lý do khiến Từ Hi Thái hậu nổi bật giữa nhiều mỹ nhân không chỉ vì vẻ đẹp lộng lẫy mà còn bởi tài viết thư pháp tao nhã và đầy sức sống. Bà không chỉ được hoàng đế Hàm Phong cho phép giúp đỡ phê duyệt tấu chương mà còn có thể phát biểu chính kiến của mình trước cả triều đình.
Lúc bấy giờ, người trong cung, bất kể là ai cũng đều lấy bà để làm tiêu chuẩn thẩm mỹ. Thế nhưng những bức ảnh khi Từ Hi Thái Hậu còn trẻ đều hầu hết đã bị lưu truyền sau khi nhà Thanh sụp đổ đều từ khoảng năm 1900 về sau. Khi bà biết tới máy ảnh thì cũng đã hơn 60 tuổi, nên những bức ảnh sau này cũng đều đã trở thành bà lão khiến nhiều người nghi ngờ về nhan sắc lúc thanh xuân của bà.
Gần đây, diện mạo của Diệp Hách Na Lạp Thù Hoằng, cháu gái đời thứ 5 của Từ Hi Thái hậu, đã được tiết lộ, chấm dứt những tranh cãi xoay quanh vấn đề ngoại hình bởi cả hai giống nhau về ngoại hình xinh đẹp. Thù Hoằng không chỉ ghi điểm với nhan sắc xuất sắc mà còn nổi bật với tài năng và sự thành thạo trong thư pháp.
Từ Hi Thái hậu chỉ có một người con trai là hoàng đế Đồng Trị nhưng ông lại không có con cái. Do đó, Thù Hoằng là huyết mạch thuộc gia tộc Từ Hi. Dòng họ Diệp Hách Na Lạp to lớn phức tạp, mặc dù mang họ Diệp Hách Na Lạp, thực tế, mẹ của Thù Hoằng mới thực sự là đời con cháu của Từ Hi, lên trên nữa còn có Nhị đệ của Từ Hi là Diệp Hách Na Lạp Quế Tường. Thế nên, Thù Hoằng phải gọi Quế Tường là ông cụ họ ngoại, còn Từ Hi Thái hậu cũng là bà cụ họ ngoại của bà, với thân phận này nếu đặt trong thời Thanh thì ít nhất bà cũng được gọi là Cách Cách (công chúa).
Theo thông tin được biết, Thù Hoằng sinh năm 1969. Hiện tuy đã ngoài 50 nhưng vẫn giữ được những nét khả ái trên gương mặt, mái tóc đen dài và khí chất ngời ngời. Nhiều nhà sản xuất phim từng tiếp cận bà và muốn mời đóng vai Từ Hi nhưng đều nhận về sự từ chối. Cho dù đã là hậu duệ đời thứ 5 của Từ Hi, Thù Hoằng vẫn được di truyền những ưu điểm của Từ Hi, đặc biệt là trong ánh mắt. Có người cẩn thận so sánh ảnh chụp của cả hai, phát hiện không chỉ nét mặt giống nhau mà khí chất tổng thể cũng rất tương đồng. Dù nhiều năm đã trôi qua, nhưng Thù Hoằng vẫn là hậu duệ của Từ Hi Thái hậu, nên việc cả hai trông giống nhau là điều hợp lý.
Cậu của Thù Hoằng là cháu chắt họ nội của Từ Hi, cũng là người thừa kế duy nhất thể thư pháp Quan Các của hai nền văn hóa Hán Mãn Hoàng Gia. Từ nhỏ, bà đã đi theo cậu mình học thư pháp nên sở hữu khả năng viết chữ rất đẹp. Điểm này bà cũng giống với Từ Hi Thái hậu, bởi năm đó bà dựa vào tài năng thư pháp mà đã được vua Hàm Phong sủng ái. Thư pháp của Thù Hoằng đoan trang ngay ngắn, khoáng đạt rộng rãi, đã hoàn toàn lĩnh hội được tinh túy của thư pháp Quan Các của hai nền văn hóa Hoàng gia Hán Mãn. Hiện nay, Thù Hoằng không chỉ là một nhà giáo, mà từ lâu bà cũng đã là một nhân vật nổi tiếng trong giới thư pháp, cũng là Hội trưởng Hiệp hội thư pháp Trường Thành Trung Quốc, từng nhiều lần cống nhiều cho thư pháp và ngành từ thiện của Trung Quốc.
Ngày nay, thư pháp của Thù Hoàng thường xuất hiện tại các cuộc đấu giá lớn. Thư pháp Hán Mãn Hoàng Gia mà bà nghiên cứu quả thực là vô song trên thế giới, được truyền lại mà không nhiều người có thể lĩnh hội. Chính vì vậy mà bức thư pháp của Thù Hoằng có giá trị lên tới hàng nghìn đô la, đồng thời còn được ca ngợi là một di sản văn hóa vô cùng quý giá trong lịch sử.