Tổng chi phí cho quảng cáo, truyền thông, sản phẩm khuyến mãi, dùng thử của Chủ thương hiệu Sữa đậu nành Vinasoy trong quý 1/2023 đã trên 50 tỷ đồng.
CTCP Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán QNS) được biết đến là chủ thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy nổi tiếng. Nói về nhãn hiệu sữa này, theo số liệu của Nielsen, năm 2022 Vinasoy tiếp tục duy trì và giữ vững vị trí dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành tại Việt Nam với thị phần 87,8% và đứng thứ 2 ngành hàng sữa uống tại Việt Nam với thị phần 17,6%.
Đường Quảng Ngãi vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu trong quý đạt 2.130 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó tỷ lệ tăng chi phí vốn thấp hơn, chỉ 15,4% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 596 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý doanh thu tài chính đạt 71 tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính tăng 76% lên mức 38 tỷ đồng – đây chủ yếu là chi phí lãi vay.
Chi phí bán hàng trong quý hơn 210 tỷ đồng, giảm 22 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó riêng chi phí quảng cáo, truyền thông gần 46 tỷ đồng (giảm được 5 tỷ đồng so với đầu kỳ) và chi phí cho các sản phẩm khuyến mãi, dùng thử hơn 5 tỷ đồng (giảm gần 20 tỷ đồng so với cùng kỳ); Chi phí trưng bày, spamling trong quý hơn 29 tỷ đồng. Tổng chi phí cho quảng cáo, truyền thông, khuyến mãi, dùng thử, chào hàng, trưng bày, spamling trong quý khoảng 80 tỷ đồng, tương ứng bình quân mỗi ngày xấp xỉ 900 triệu đồng.
Kết quả, Đường Quảng Ngãi báo lãi trước thuế quý 1 đạt 357 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 317 tỷ đồng, tăng trưởng 80,15 so với số lãi 176 tỷ đồng đạt được quý 1 năm ngoái và hoàn thành trên 31% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Tính đến 31/3/2023 Đường Quảng Ngãi còn 4.850 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tăng 550 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm - đây là nguồn chính tạo nên doanh thu tài chính hàng chục tỷ mỗi quý cho công ty. Chi phí tài chính tăng mạnh chủ yếu do dư vay nợ thuê tài chính tăng mạnh trong kỳ. Tổng dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đến 31/3/2023 hơn 3.295 tỷ đồng, tăng 1.400 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong bối cảnh điện bán lẻ vừa điều chỉnh tăng giá, Đường Quảng Ngãi cũng là một trong số ít doanh nghiệp đang “đứng ngoài nỗi lo” khi sở hữu nhà máy điện sinh khối không chỉ cung cấp điện trở lại cho sản xuất kinh doanh, mà còn phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện sinh khối của Đường Quảng Ngãi dùng nguyên liệu từ đốt bã mía thừa được tận dụng sau khi ép đường, năng lượng tạo ra lại cung cấp cho dây chuyền ép mía. Ngoài ra Đường Quảng Ngãi cũng đang phát triển theo hướng năng lượng tái tạo, ngoài tận dụng bã mía sau quá trình sản xuất đường công ty còn sử dụng các nguồn điện sinh khối khác như gỗ dăm, mùn cưa… để sản xuất điện ngoài vụ.
Thế giới Di động làm gì khi gần 60.000 nhân viên nghỉ việc?
Một doanh nghiệp tại Thanh Hóa có gần 12.000 tỷ đồng lãi vay quá hạn thanh toán