Nhìn lại những sản phẩm, ứng dụng công nghệ đột phá năm 2021

13-04-2022 11:18|Nam An

Năm 2021 là năm đại dịch Covid bùng nổ làm đảo lộn cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên vẫn có những "tia sáng" công nghệ le lói xuất hiện nhằm giúp ích cho đời sống của chúng ta.

Samsung Galaxy Z Flip3

zflip3.jpg

Samsung Galaxy Z Flip3, ra mắt tháng 8/2021, mở ra trào lưu điện thoại màn hình gập giá tốt, thiết kế thời trang. So với các smartphone gập trên thị trường, Z Flip3 ghi điểm nhờ thiết kế nhỏ gọn, có thể gập vào như một hộp phấn trang điểm. Samsung cũng trang bị cho sản phẩm loạt phụ kiện, ốp lưng thời trang để thể hiện cá tính.

Sony Xperia Pro-I

xperia-pro.jpeg

Sony Xperia Pro-1 là smartphone cao cấp nhất của Sony, chuyên về quay phim và chụp hình khi được trang bị cảm biến ảnh cỡ lớn 1 inch.

Máy mang phong cách Omni Balance đặc trưng và là hãng điện thoại duy nhất không dùng thiết kế "đục lỗ" hay "tai thỏ". Xperia Pro-1 hỗ trợ quay video 4K tốc độ 120 fps - cao nhất trên thị trường. Tại Việt Nam, máy được bán ra từ cuối tháng 12/2021 với giá 41 triệu đồng.

Zalo Connect

40faae8f-65ab-4f45-8dc6-8c9613ac6683.jpg

Zalo Connect là một trong sáu giải pháp công nghệ được vinh danh trong Tech Summit 2021. Ngoài tính năng kết nối truyền thống, trong đại dịch, Zalo phát triển thêm tính năng như Connect giúp kết nối giữa người cần hỗ trợ với mạnh thường quân.

Ra mắt từ đầu tháng 9, chỉ sau nửa tháng hoạt động tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành, tính năng này ghi nhận 85.000 lượt hỗ trợ trong cộng đồng, trở thành một trong những kênh kết nối quan trọng thời kỳ giãn cách xã hội.

Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành

26.7-mang-luoi-1.png

Mạng lưới thầy thuốc đồng hành được khởi xướng từ 22/07/2021, do Trung Ương Hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam và Tổ thông tin đáp ứng nhanh - Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 vận hành.

Mạng lưới quy tụ hơn 13.000 tình nguyện viên, trong đó có 11. 000 bác sĩ và nhân viên y tế, ứng dụng công nghệ tổng đài trên mây để hàng nghìn bác sĩ chủ động gọi cho bệnh nhân đang điều trị tại nhà. Trong giai đoạn một (22/07 - 10/10), tổng đài đã thăm khám và sàng lọc xác định nguy cơ hơn cho hơn 370.000 bệnh nhân Covid-19, chiếm đến 42% số F0 cả nước.

Nền tảng Giúp tôi

nic-giuptoi.jpg

Giúp tôi được khởi xướng bởi liên minh STEAM for Việt Nam, Got It Việt Nam, Kompa Group và Filum, hỗ trợ bởi Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19. Ứng dụng giúp kết nối người bệnh và bác sĩ, được ví như Uber trong tư vấn y tế.

Trong cao điểm của đại dịch, đây là một trong những nền tảng góp phần quan trọng vào việc giảm tải y tế cho các bệnh viện, giúp người dân an tâm và được thăm khám kịp thời với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế.

Phần mềm hỗ trợ học và thi Azota

4-800x431.png

Azota là ứng dụng giao và chấm bài tập online được phát hành năm 2021 trong bối cảnh nhiều trường phải chuyển sang học trực tuyến. Ứng dụng giúp thầy cô có thể giao bài tập và học sinh trực tiếp trả lời, phụ huynh có thể hướng dẫn con mình làm bài dựa trên gợi ý của hệ thống.

Nền tảng cho phép theo dõi lộ trình học tập của học sinh một cách dễ dàng. Azota có ứng dụng trên cả App Store và CH Play, nhưng bản web được nhiều người dùng hơn vì trực quan, dễ thao tác.

FPT eCovax

FPT eCovax là giải pháp chuyển đổi số được ví như "vaccine công nghệ", giúp doanh nghiệp quản lý làm việc từ xa, kết nối liền mạch, không tiếp xúc.

Sau khi công bố 10 ngày, đến đầu tháng 9, gói giải pháp số đầu tiên của eCovax đã thu hút 300 doanh nghiệp đăng ký sử dụng. Gói miễn phí trong vòng một năm của eCovax gồm FPT.eContract (Hợp đồng điện tử), FPT.CA (Chữ ký số), Base Request (Quản lý Phê duyệt và Đề xuất) và Oncall (Tổng đài Cloud).

Momo

vi-momo-1200x900-1-800x450.jpg

Từ ví điện tử với các tính năng thanh toán, MoMo đã phát triển thành siêu ứng dụng với hệ sinh thái đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người Việt như đi chợ, đổ xăng, mua sắm, kết nối bạn bè, quyên góp từ thiện...

Đã ra đời được nhiều năm, trong năm 2021, Momo tiếp tục nâng cấp nhiều tính năng mới hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc, phục vụ người dân trong đại dịch. Đây cũng là ứng dụng Fintech duy nhất của Việt Nam được vinh danh trong bảng xếp hạng những ứng dụng được yêu thích nhất của Apple năm 2021.

Samsung Galaxy S21FE

galaxy-s21-fe-single-color-visual_lavender_1p_vn.jpg

Samsung Galaxy S21FE là smartphone đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Việt Nam trong năm 2022. Sản phẩm mở đầu trào lưu smartphone quay video giá tốt nhờ cụm ba camera sau với phần cứng thuộc hàng tốt nhất phân khúc giá, gồm camera chính và camera siêu rộng 12 megapixel hỗ trợ chống rung quang học OIS, bên cạnh ống kính tele 8 "chấm".

Camera trước của máy có độ phân giải 32 megapixel. S21 FE thừa hưởng các tính năng quay và chụp tốt nhất của điện thoại Samsung hiện nay như Dual Recording, chế độ chụp đêm...

Oppo Air Glass

oppo-air-glass-front.jpg

Oppo Air Glass là một trong những thiết bị công nghệ được chờ đợi nhất năm 2022. Đây là kính thông minh đầu tiên được công bố tại Việt Nam, có thiết kế độc đáo, có thể kết hợp kính mắt thông thường.

Air Glass cung cấp các thông tin đơn giản dưới dạng 2D, như điều hướng khi di chuyển, dịch thuật, lịch, thời tiết, theo dõi hoạt động thể chất... Các thông tin được hiển thị bằng máy chiếu Spark Micro nhỏ như hạt cafe và tiết kiệm pin, cùng màn chiếu trong suốt, đủ để hiển thị thông tin cho người dùng. Độ phân giải hình ảnh trên màn chiếu đạt 640 x 480 pixel.

'Huyền thoại' công nghệ thông tin Ấn Độ khởi nghiệp từ 250 USD vay của vợ, tiết lộ 4 yếu tố tạo nên thành công của 'đế chế' Infosys

OpenAI lục đục nội bộ: CEO Sam Altman quá tham vọng với GPT-5 khiến hàng loạt các lãnh đạo cấp cao phải rời bỏ công ty?

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys (Ấn Độ)

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhin-lai-nhung-san-pham-ung-dung-cong-nghe-dot-pha-nam-2021-124634.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhìn lại những sản phẩm, ứng dụng công nghệ đột phá năm 2021
POWERED BY ONECMS & INTECH