Nhập khẩu xoài hàng năm của Trung Quốc cả tươi và chế biến tăng đều đặn những năm qua, với mức tăng đột biến gấp 5 lần chỉ trong giai đoạn 2019-2020.
Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu 84.000 tấn xoài, trong đó 80% trong số này đến từ Việt Nam, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết trong một đánh giá thị trường năm 2020.
Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu trong năm nay giảm xuống chỉ còn hơn 10.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11, do đại dịch COVID-19 tiếp tục tàn phá chuỗi cung ứng và làm chậm lại nhu cầu.
Trong số 20% nguồn cung còn lại, xoài Campuchia đang được Trung Quốc "để mắt" rất nhiều.
Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Campuchia mới được thông qua - có hiệu lực vào thứ Bảy này (1/1/2022) - dự kiến sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Campuchia bằng cách giảm thuế đối với gần như tất cả các hàng hóa, bao gồm cả xoài về 0.
Trong nhiều năm, nông dân Campuchia không thể bán nhiều xoài trực tiếp do nước này thiếu các thương vụ xuất khẩu, cần đầu tư công nghệ và vốn để chế biến và vận chuyển trái cây trực tiếp đến những người mua lớn như Trung Quốc.
Mọi thứ đang thay đổi kể từ khi Bắc Kinh và Phnom Penh ký một thỏa thuận vào tháng 6/2020 cho phép các nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường hàng tỷ đô la và đang được thúc đẩy bởi người tiêu dùng khao khát các sản phẩm châu Á. Trước đó, vào tháng 4, Trung Quốc đã chứng nhận 37 đồn điền xoài của Campuchia và 5 nhà máy đóng gói đủ điều kiện.
Các nhà nhập khẩu xoài cho biết thỏa thuận thương mại của Campuchia với Trung Quốc sẽ không đảm bảo sự gia tăng thương mại cho Campuchia trong một sớm một chiều.
Một nhà nhập khẩu xoài Hồng Kông, người đã mua xoài Campuchia trong nhiều năm, cho biết "thị trường xám" cho xoài ở biên giới Campuchia và Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây sẽ làm giảm giá cả và lượng xoài mà Trung Quốc thu mua.
Một nông dân khác có khoảng 40 ha xoài cho biết, ông đã có một trải nghiệm tồi tệ trong giao dịch thương mại của mình với một người mua Trung Quốc. Ông chia sẻ khi nhập xoài, họ nói rằng không mang tiền mặt đúng hạn nhưng đã đặt xoài lên xe tải và rời đi, chỉ để lại 30% tiền cọc.
Do đó, ông sẽ thực hiện lại một thỏa thuận với người mua Trung Quốc nhưng chỉ khi họ trả giá cả công bằng hơn hoặc hợp đồng cung cấp kéo dài nhiều năm.
Jinwoo Cheon - nhà phân tích thị trường của Tridge cho biết: “Nhu cầu đối với trái cây nhiệt đới từ Trung Quốc rất cao trong vài năm qua vì họ thường không có sản phẩm thay thế tốt”.
Nhà nhập khẩu Hồng Kông cho biết sẽ không hợp lý nếu các nhà xuất khẩu nông dân mới ở Campuchia giảm giá chỉ để vào thị trường Trung Quốc.
Những người trồng trọt muốn bán hàng trực tiếp sẽ cần phải vượt qua thách thức thuê các container đắt tiền để vận chuyển xoài qua các con sông khác nhau đến cảng Sihanoukville ở phía tây nam Campuchia, nơi trái cây sẽ được chuyển đến các tàu đến các thành phố lớn trên bờ biển Trung Quốc.