"Nút thắt" MBLand trong sự nghiệp của ông Nguyễn Gia Long

28-02-2022 20:29|

Gắn bó với TNT, song tên tuổi của ông Nguyễn Gia Long chỉ thực sự nổi lên vào năm 2018, sau thương vụ thâu tóm tập đoàn MBLand.

Góc khuất trong sự nghiệp kinh doanh của ông Nguyễn Gia Long

Ông Nguyễn Gia Long sinh năm 1977, nguyên quán tại Hà Nội. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật và Thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT), tại TNT ông Long cũng đang sở hữu 5,9% vốn điều lệ.

Bắt đầu với vai trò quản lý khi còn rất trẻ, thời điểm năm 1999 khi mới 22 tuổi, ông Nguyễn Gia Long đã đảm nhiệm chức vụ giám đốc công ty TNHH Long Phát. Tuy nhiên, đến năm 2003 ông Nguyễn Gia dừng việc kinh doanh, chuyển sang làm chuyên viên pháp lý Bộ Tài nguyên Môi trường.

Sau khoảng 5 năm ở Bộ Tài nguyên Môi trường, năm 2008 ông Nguyễn Gia Long bất ngờ được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tài Nguyên (tiền thân của CTCP Tập đoàn TNT).

1(1).png

Hơn 13 năm chèo lái TNT, ông Long đã giúp TNT rút dần và rút hoàn toàn khỏi kĩnh vực khoáng sản vào năm 2016, dồn toàn lực cho hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng và thương mại

Khởi nguồn từ sự ra đời của Công ty Cổ phần Bất động sản Tài Nguyên và góp vốn liên doanh xây dựng khu chung cư và văn phòng làm việc cho thuê tại Nhân Chính – Hà Nôi vào năm 2009.

Đến tháng 5/2010, công ty chính thức niêm yết 8,5 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE với giá chào sàn là 24.000 cổ phiếu.

Dưới thời ông Nguyễn Gia Long, TNT còn gom được nhiều quỹ đất đẹp như Dự án khu nhà ở đô thị tại huyện Gia Lâm, Hà Nội diện tích gần 20 ha, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng; Dự án khu đô thị Tài Nguyên EcoCity diện tích 98 ha tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình, tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở tại TP Điện Biên diện tích gần 6,5 ha.

Chưa kể, TNT hiện cũng đã mở rộng được quan hệ với các đối tác, các nhà đầu tư trong nước đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.

Đáng nói, trong cùng giai đoạn từ 2008 – 2021, kết quả kinh doanh của TNT lại trồi sụt và thiếu sự ổn định.

2(1).png

Game mới ở MB Land

Gắn bó với TNT, song tên tuổi của ông Nguyễn Gia Long chỉ thực sự nổi lên vào năm 2018, sau thương vụ thâu tóm tập đoàn MBLand từ Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH) và Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB AMC).

Thời điểm cuối năm 2018, câu chuyện gia tộc Nguyễn Gia của ông Nguyễn Gia Long thông qua Tập đoàn Mường Phăng và bà Lâm Thị Thúy sở hữu đếm 96,31% vốn điều lệ của MB Land với số tiền chi ra khoảng 765,8 tỷ đồng khiến dư luận hết sức bất ngờ, đặc biệt là những dấu hỏi xung quanh thương vụ này.

Thứ nhất, vì sao ông Nguyễn Gia Long không "thâu tóm" MB Land từ CTCP Tập đoàn TNT. Thứ hai, MB Land có gì hấp dẫn mà khiến ông Long quyết tâm đi rất nhiều "nước cờ" để sở hữu?

Tổng công ty MBLand – CTCP tiền thân là Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MBLand) được thành lập ngày 25/1/2008. Trong đó, MB AMC và VNH là cổ đông chính, với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 65,29% và 31,02% (tính đến trước tháng 11/2018).

Tuy nhiên, ngày 26/10/2018 VNH tiến hành thoái vốn tại doanh nghiệp này thông qua phương thức đấu giá toàn bộ cả lô hơn 20,28 triệu cổ phần MBLand Holdings.

3.png

Người đàn bà "bí ẩn"

Phiên đấu giá đã có sự tham gia của 2 nhà đầu tư tổ chức là Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Phăng (Mường Phăng Group) và Công ty Cổ phần Đầu tư F&S (F&S).

Dữ liệu cho thấy, Mường Phăng Group đã là nhà đầu tư đấu giá thành công. Báo cáo tài chính Mường Phăng năm 2018 cũng đã ghi nhận giao dịch đầu tư mua cổ phần MB Land với mức giá 191,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, thương vụ thành công này, không thể thiếu vai trò của bà Lâm Thị Thúy (SN 1980) – người quen cũ của ông Nguyễn Gia Long.

2767pictureslibrary2767201704171513568026-15418399988562088639-crop-1541840028012607464331(1).png

Theo đó, Bà Lâm Thị Thúy từng đảm nhiệm cương vị trưởng ban kiểm soát tại Công ty Cổ phần Tài Nguyên, trước khi rời đi vào tháng 10/2018 - tức một tháng trước khi Tập đoàn Mường Phăng mua cổ phần MBLand từ VNH.

Đáng chú ý, trước đó ít ngày, vào ngày 14/9/2028, bà Lâm Thị Thúy bất ngờ xuất hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư F&S (F&S) với vai trò là Phó Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, bà Thúy chỉ tại vị ở đây ít lâu, đến ngày 15/1/2019 bà Thúy đã rút khỏi F&T. Đây cũng chính là thời điểm, gia tộc Nguyễn Gia thâu tóm xong MB Land.

Sau khi Tổng công ty Trực thăng thoái vốn, công ty con của MBBank là MB AMC ngày 8/11/2018 cũng đã bán toàn bộ 65,29% vốn trong MBLand. Đối tác nhận chuyển nhượng không được công bố. Không có thông tin về giá trị của thương vụ, song toàn bộ lô cổ phần được Ngân hàng NCB định giá 574,3 tỷ đồng, tương đương 13.400 đồng/CP.

Song dữ liệu cho thấy, đến cuối năm 2019, bên cạnh Tập đoàn Mường Phăng nắm giữ 31,02% vốn MB Land, cá nhân bà Lâm Thị Thúy cũng sở hữu đến 65,41% VĐL doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, chính bà Thúy đã là người nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần MB Land từ MB AMC 1 năm trước.

Tuy, nguồn tiền để bà Lâm Thị Thúy cùng Mường Phăng thấu tóm MB Land vẫn tiếp tục là dấu hỏi. Ngoại trừ khoản nợ 40 tỷ đồng của Thúy tại Công ty Cổ phần Đầu tư F&S trong năm 2019 và thông tin ngày 15/11/2018 bà Thúy đã mang toàn bộ cổ phần MBLand thế chấp để vay vốn tại một phòng giao dịch của NCB Chi nhánh Hà Nội.

Hiện nay, tại MB Land, ông Nguyễn Gia Long đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT. Bà Lâm Thị Thúy đang là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

MBland chưa thể lột xác "dưới tay" ông Nguyễn Gia Long?

Mường Phăng của ông Nguyễn Gia Long gánh khoản lỗ lũy kế hơn 46 tỷ đồng sau nhiều năm kinh doanh "lỗ chồng lỗ"

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nut-that-mbland-trong-su-nghiep-cua-ong-nguyen-gia-long-129136.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
"Nút thắt" MBLand trong sự nghiệp của ông Nguyễn Gia Long
POWERED BY ONECMS & INTECH