Phiên giao dịch ngày 3/8/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

03-08-2021 03:29|Tân An

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 3/8/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Kết quả kinh doanh quý 2/2021 của CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE - Mã: DHC) tăng trưởng mạnh từ mức thấp cùng kỳ với doanh thu thuần 1.080 tỷ đồng (+66% yoy) và lợi nhuận sau thuế 128 tỷ đồng (+62% yoy). Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DHC đạt 2.097 tỷ đồng về doanh thu (+59% yoy) và 301 tỷ đồng về lợi nhuận sau thuế (+59% yoy), hoàn thành lần lượt 60% và 75% kế hoạch năm về hai chỉ tiêu trên.

Doanh thu giấy kraft ước tính tăng trưởng ~60% yoy nhờ sản lượng tăng 20% yoy và giá bán bình quân tăng 3% yoy. BVSC ước tính Giao Long 2 đang hoạt động vượt 13% công suất.

Doanh thu bao bì cũng tăng trưởng mạnh, ước tính hơn 40% yoy nhờ nhu cầu tiêu thụ nội địa hồi phục tốt trong 1H 2021, trong khi cùng kỳ 2020 cũng là mức thấp do tác động của lệnh giãn cách xã hội. Đây là tiền đề để DHC đẩy mạnh đầu tư mở rộng thông qua nhà máy Bao bì số 1, dự kiến sẽ đưa vào vận hành từ đầu 2022.

Biên lợi nhuận có dấu hiệu thu hẹp trong quý 2 2021. DHC ghi nhận mức biên gộp ở mức 16,2% trong Q2, giảm mạnh so với mức 21,3% trong quý 1. Nguyên nhân chính là do: (i) giá OCC tiếp tục đà tăng (60% YTD) do nhu cầu thế giới hồi phục trong khi nguồn cung – việc thu gom phế liệu lại bị hạn chế bởi dịch COVID-19 và chi phí vận chuyển tăng; (ii) giá bán nội địa có xu hướng giảm lại kể từ tháng 5 (xem phụ lục) khi dịch bệnh bắt đầu quay trở lại, kèm theo quy định kiểm soát dịch ngày càng khắt khe và đỉnh điểm là cách ly xã hội trong thời gian gần đây. Qua đó, chúng tôi cho rằng tăng trưởng sẽ giảm tốc trong 2H 2021.

Tình hình tài chính DHC tiếp tục cải thiện. Báo cáo tài chính Q2 2021 cho thấy DHC đã trả hết nợ vay trung hạn trong khi vay ngắn hạn khá không biến động nhiều.

undefined

Hình minh họa

Từ những quan sát và diễn biến trong quý 2/2021, BVSC cho rằng giá bán sẽ tiếp tục diễn biến tiêu cực trong quý 3 trước khi có mức hồi phục vào mùa cao điểm trong quý 4/2021 sau khi các lệnh cách ly được dở bỏ và vaccine được tiêm rộng rãi khắp cả nước. BVSC dự báo doanh thu cả năm đạt 4.156 tỷ đồng (+44% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 562 tỷ đồng (+43% yoy), tương ứng EPS 2021 là 8.031 đồng/cp và P/E dự phóng 10x.

BVSC chưa nhìn thấy động lực tăng trưởng mạnh sau 2021, ít nhất là đến khi Giao Long 3 được đưa vào vận hành. Với việc Giao Long 2 đã vượt công suất, chúng tôi cho rằng tăng trưởng trong 2022 chủ yếu sẽ đến từ mảng bao bì và giá OCC đầu vào hạ nhiệt. Xem xét các yếu tố trên, chúng tôi đang dự báo lợi nhuận 2022 tăng trưởng khoảng 11%. EPS 2022 là 8.915 đồng/cp và P/E dự phóng 9x.

Về Giao Long 3, hiện tại DHC đang tiến hành nghiên cứu khả thi và sẽ tiến hành phương án thuê đất tại KCN Phú Thuận – Bến Tre và triển khai xin các giấy phép liên quan. Dự án dự kiến sẽ tăng ít nhất gấp đôi năng lực sản xuất hiện tại của DHC và có thể sẽ chia làm nhiều giai đoạn.

Khuyến nghị đầu tư: Với việc giá DHC đã có mức tăng khá ấn tượng trong thời gian qua, BVSC hạ khuyến nghị xuống NEUTRAL với giá mục tiêu 90.000 đồng/cp bằng phương pháp DCF, tương ứng với P/E 2022 là 10x.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE - Mã: HSG) ghi nhận doanh thu trong quý 3 năm tài chính 2021 đạt 13.036 tỷ đồng, tăng 87% YoY, LNST đạt 1.702 tỷ, tăng 435% YoY. Như vậy, tính lũy kế 3Q năm tài chính 2021, HSG đã hoàn thành 100% kế hoạch doanh thu và 225% kế hoạch LNST.

Kết quả kinh doanh của HSG tăng trưởng mạnh nhờ giá bán của HSG tiếp tục tăng khoảng 30% YoY, sản lượng tăng 56% YoY. Biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 22,7% từ mức 15,3% cùng kỳ. Lợi nhuận tăng mạnh còn nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh 42% YoY và khoản lãi từ hoạt động đầu tư 107 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 5/2021, HSG tiếp tục gia tăng thị phần tôn mạ lên mức 37,2% (đầu năm 34%), thị phần ống thép lên mức 20% (đầu năm 17%). Trong 6 tháng cuối năm 2021, FSC cho rằng thị trường nội địa có thể giảm đà tăng trưởng trong khi xuất khẩu sẽ là động lực tăng trưởng cho HSG do 50% doanh thu công ty đến từ xuất khẩu. FSC đánh giá xuất khẩu các sản phẩm thép đang cho thấy dấu hiệu tích cực trong khi thị trường trong nước đang hạ nhiệt: Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng tiêu thụ ngành thép (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) tăng 17,1% YoY, trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng 72,5% YoY. Tính riêng mảng tôn mạ, sản lượng tiêu thụ trong nước giảm 5,4% YoY trong khi sản lượng xuất khẩu tăng 133% YoY và chiếm 57,5% tổng lượng tôn tiêu thụ tôn mạ.

EU tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu thêm 3 năm nữa đối với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Điều này tạo nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam như HSG. Tuy nhiên, FSC cũng lưu ý rủi ro đối với khả năng EU bất ngờ áp dụng thuế tự vệ lên các sản phẩm thép Việt Nam

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, HSG đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 4,8x (tương ứng EPS TTM là 7.692 VNĐ), thấp hơn so với P/E trung bình ngành 9,87x lần. Mức Stock Rating của HSG ở mức 97 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của HSG có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy đồ thị giá có thể sẽ biến động quanh ngưỡng 36.70 trong vài phiên tới. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của HSG cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.

NĐT ngắn hạn có thể mua cổ phiếu GVR ở mức giá hiện tại

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE - Mã: GVR) ghi nhận doanh thu trong Q2/2021 đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 77% YoY, LNST đạt 1.160 tỷ, tăng mạnh 130% YoY. Lũy kế 6T2021, GVR ghi nhận doanh thu 10.537 tỷ, tăng 77% YoY; LNST đạt 2.376 tỷ, tăng 182% YoY. Như vậy, GVR đã hoàn thành 39% kế hoạch doanh thu và 52% kế hoạch LNST.

KQKD Q2/2021 tăng mạnh nhờ doanh thu mảng gỗ (+90% YoY) và mảng cao su tự nhiên (+69% YoY). Giá cao su thế giới tăng mạnh từ Q2/2020, trung bình Q2/2021 ở mức 240 Yen/Kg (+55% YoY). Biên lợi nhuận gộp theo đó tăng mạnh lên mức 28,6% so với mức 20,9% cùng kỳ. Ngoài ra, thu nhập khác tăng 128% YoY nhờ thanh lý cao su 161 tỷ (+35% YoY) và tiền bồi thường 108 tỷ (+535% YoY).

Trong ngắn hạn, giá cao su được kỳ vọng tiếp tục neo ở mức cao nhờ nhu cầu cao su hồi phục theo đà kinh tế trong khí giá dầu Brent vẫn neo ở mức cao $75. Chúng tôi cũng lưu ý rủi ro đối giá cao su trong ngắn hạn khi tình hình hồi phục kinh tế đang khó dự đoán hơn trong bối cảnh COVID hiện đang bùng phát trở lại tại các nước. Trong trung hạn, giá cao su đang gặp ngưỡng cản ở mức 340 Yen/Kg.

Tuy nhiên, FSC đánh giá tích cực hơn đối với quá trình triển khai mảng Khu công nghiệp của GVR (6,361ha đất KCN giai đoạn 2021-2025 và 5.000ha giai đoạn 2025-2030). Gần đây, các Nghị định mới đang hỗ trợ tháo gỡ nút thắt pháp lý đối với quy trình chuyển đổi đất sang phát triển KCN của GVR: Nghị định 148 mới có hiệu lực từ tháng 2/2021, Dự thảo Nghị định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) ngày 09/06/2021. Với quỹ đất lớn, giá vốn rẻ ở hầu hết các tỉnh nóng FDI như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, chúng tôi đánh giá GVR sẽ là một đối thủ lớn trong mảng KCN phía nam.

Ngoài ra, thông tin GVR được thêm vào danh mục VN30 từ tháng 8 và các kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn của GVR tại 20 công ty con sẽ là các thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, GVR đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 25,0x (tương ứng EPS TTM là 1.328 VNĐ). Mức Stock Rating của GVR ở mức 87 điểm, trong đó chúng tôi kỳ vọng Điểm cơ bản của GVR sẽ tăng mạnh nhờ vào KQKD quý 2/2021 tăng trưởng mạnh. Đồ thị giá của GVR cũng có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy và vượt xa đường trung bình 20 ngày. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của GVR cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.

CTCP Xây dựng SCG (UPCoM - Mã: SCG) là doanh nghiệp xây dựng hàng đầu ở Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn và nổi tiếng nhờ ứng dụng các giải pháp thi công hiện đại trên nền tảng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực xây dựng, phát triển mạnh giải pháp BIM để nâng cao hiệu quả mô hình tổng thầu (Build & MEP) và tổng thầu D&B. Đồng thời mục tiêu của SCG là triển khai những công trình cao tầng và siêu cao tầng, hệ thống các khu công nghiệp, cầu cảng, Metro…, các dự án tầm cỡ khu vực được Nhà nước và Chính phủ tin tưởng giao thầu.

Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, đầu tư công trở thành bệ đỡ, đầu kéo khả thi nhất cho tăng trưởng. Có thể nói, phát triển cơ sở hạ tầng trong lịch sử đã tạo ra một cú hích cho tăng trưởng kinh tế và đang được coi là phương tiện hiệu quả nhất để đảm bảo tăng trưởng việc làm và phục hồi tài chính. Theo đó các dự án được chấp thuận đầu tư theo Luật đầu tư 2014 hoặc/và Luật nhà ở 2014 sẽ không cần phải xin chấp thuận đầu tư theo Nghị định 13/2013/NĐ-CP.

Giá trị backlog cuối năm 2020 có thể tạo lợi thế rất lớn cho doanh thu 2021 và năm 2022 khi điểm rơi lợi nhuận sẽ phần lớn rơi vào thời gian này nhờ các dự án trọng điểm sẽ hoàn thành. Đến nay, tổng giá trị một số hợp đồng lớn mà SCG đã ký với khách hàng đã đạt hơn 22,14 nghìn tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2021, SCG đạt tổng doanh thu thuần gấp 3,1 lần cùng kỳ, lên 1.608 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt hơn 102 tỷ đồng, gấp 3,2 lần và thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu là 2.053 đồng. Với kết quả kinh doanh hiện tại, SCG đã có kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch, qua đó làm tăng sức hút đối với cổ phiếu SCG.

MBS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu SCG trong 12 tháng tới bằng việc sử dụng phương pháp chiết khấu FCFE và phương pháp so sánh P/E để xác định giá trị hợp lý tại 100.700 đồng/cp.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Theo kinh te chung khoan
https://kinhtechungkhoan.vn/phien-giao-dich-ngay-382021-nhung-co-phieu-can-luu-y-99344.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phiên giao dịch ngày 3/8/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý
    POWERED BY ONECMS & INTECH