Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 6 đạt 48,9 điểm – cao hơn mức trung bình khu vực ASEAN, nhưng vẫn nằm trong vùng suy giảm cùng với toàn khu vực.
Mục tiêu tăng trưởng 5% của Bắc Kinh đang bị đe dọa bởi hàng loạt thách thức từ cả bên trong và bên ngoài: Thuế quan của Mỹ, tiêu dùng nội địa trì trệ, khủng hoảng bất động sản chưa có lối thoát và áp lực giảm phát kéo dài.
Đồng USD trượt mạnh vào đầu tuần, tiến sát mức thấp nhất trong ba năm, trong khi thị trường trái phiếu Chính phủ chịu áp lực nặng nề. Nguyên nhân là do dữ liệu sản xuất yếu và lo ngại ngày càng gia tăng về khả năng duy trì khoản nợ công khổng lồ của Mỹ, đã khiến giới đầu tư lo lắng.
Chính sách thuế quan của Mỹ đang làm “nghẽn” dòng chảy thương mại toàn cầu và gây áp lực mạnh mẽ lên hoạt động sản xuất của các quốc gia châu Á - những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào Mỹ.
Chỉ số PMI tháng 05/2025 cho thấy sự phục hồi trong sản lượng nhưng vẫn ghi nhận sự suy giảm đáng kể về số lượng đơn đặt hàng mới, đặc biệt là đơn hàng xuất khẩu.
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 4, theo kết quả khảo sát tư nhân được công bố ngày 6/5. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chao đảo dưới sức ép từ làn sóng tăng thuế của Mỹ.
Dù PMI tháng 4/2025 lao dốc mạnh về đáy gần hai năm, đà hạ nhiệt của chi phí đầu vào và giá nguyên liệu có thể hé mở một “cửa sổ hy vọng” cho thị trường trong bối cảnh đơn hàng co rút và bão thuế quan vừa ập đến.