Tận dụng nhu cầu nội địa và thuế chống bán phá giá, nhóm thép xây dựng và HRC được dự báo tăng trưởng mạnh trong quý II/2025. Ngược lại, nhóm tôn mạ và ống thép gặp khó do xuất khẩu giảm sâu, chịu áp lực từ hàng rào thương mại tại Mỹ và châu Âu.
Khi đi vào vận hành, tổ hợp Thép Xanh của Tập đoàn Xuân Thiện sẽ cung ứng khoảng 7,5 triệu tấn HRC mỗi năm, trực tiếp cạnh tranh với Hòa Phát (HPG) và Formosa.
Tôn Đông Á cho biết đã dừng nhập HRC từ Trung Quốc từ tháng 1/2025, trước thời điểm áp thuế chống bán phá giá. Hiện nay, doanh nghiệp chuyển sang tập trung vào thị trường nội địa cả nhập nguyên liệu và tiêu thụ.
Một doanh nghiệp xây dựng hàng đầu đang đóng vai trò chủ lực trong quá trình hoàn thiện siêu dự án thép của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Doanh nghiệp này cho biết đang giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời tăng cường xuất hàng sang các quốc gia như Anh, Nga, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Hòa Phát (HPG) đang ghi nhận tín hiệu khả quan tại thị trường nội địa trong bối cảnh chính sách bảo hộ thương mại được triển khai cùng sự hồi phục của ngành bất động sản.
Formosa Hà Tĩnh lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất, trong bối cảnh Bộ Công Thương siết nhập khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc để bảo vệ sản xuất nội địa.
Tập đoàn Xuân Thiện đang phối hợp cùng địa phương hoàn tất thủ tục và bàn giao phần mặt bằng còn lại, hướng đến khởi công tổ hợp Thép Xanh trước ngày 17/6/2025.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, thép HRC Trung Quốc chiếm tới 62% lượng nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó loại có khổ rộng trên 1.880mm tăng đột biến. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại về hành vi lách thuế chống bán phá giá đang được áp dụng tạm thời.
Trong khi nhiều doanh nghiệp bị áp thuế lên tới hàng chục %, Hòa Phát đã thành công thoát khỏi các biện pháp phòng vệ từ hai thị trường lớn là EU và Mỹ.
Jindal Stainless cho biết Ấn Độ sắp áp thuế chống bán phá giá với thép không gỉ từ Trung Quốc và Việt Nam do lo ngại bán phá giá. Đây là phân khúc từng khiến Hòa Phát phải dừng cuộc chơi vì không cạnh tranh nổi về giá và nguồn cung nguyên liệu.
Bộ Công Thương đang tiếp tục điều tra và sớm đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc liên quan đến chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Quyết định mức áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cán nóng HRC của EC được ban hành sau quá trình điều tra được khởi xướng từ tháng 8/2024.
Ấn Độ đề xuất áp thuế tự vệ tạm thời 12% lên thép nhập khẩu trong 200 ngày trong khi chờ phán quyết cuối cùng. Theo Chứng khoán Vietcap, động thái này không ảnh hưởng đáng kể đến HPG, HSG, NKG nhưng đặt Formosa vào thế khó.
Trong khi Hòa Phát (HPG) thoát hiểm, Formosa và các doanh nghiệp xuất khẩu thép cán nóng khác của Việt Nam phải chịu mức thuế tạm thời 12,1% khi nhập khẩu vào EU.
Việc EU thắt chặt hạn ngạch nhập khẩu thép được dự báo sẽ gây bất lợi cho Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tôn Đông Á (GDA), trong khi Hòa Phát (HPG) ít bị ảnh hưởng nhờ các yếu tố hỗ trợ.
Trung Quốc tuyên bố sẽ tái cấu trúc ngành thép bằng cách cắt giảm sản lượng nhằm giải quyết tình trạng dư thừa công suất. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng khi Việt Nam và Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ nước này.
MBS Research cho rằng Hoa Sen (HSG) có thể hưởng lợi ngắn hạn nhờ lượng hàng tồn kho giá thấp từ 1-2 quý trước và việc điều chỉnh giá bán theo đà phục hồi của HRC.