Thị trường hàng hoá hôm nay 9/7: "Vàng đen" tăng hơn 2%, nhóm nông sản biến động trái chiều

09-07-2022 08:08|Thảo Đan

Thị trường hàng hoá hôm nay 9/7/2022: Giá dầu tăng trung bình 2% do nhu cầu tiêu thụ suy yếu trong khi đó các mặt hàng nông sản tăng giảm trái chiều.

Giá dầu tăng 2%

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 2,01% lên mức 104,8 USD/thùng vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam) ngày 9/7. Giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 2,26% lên 107 USD/thùng.

Giá dầu tăng khoảng 2% trong giao dịch biến động cuối cùng của tuần giao dịch do các nhà đầu tư lo lắng về nguồn cầu giảm bởi tác động của một cuộc suy thoái kinh tế tiềm tàng ngay cả khi nguồn cung nhiên liệu toàn cầu vẫn thắt chặt.

Một loạt các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã và đang tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát làm dấy lên lo ngại rằng phí vay tăng cao có thể kìm hãm tăng trưởng. Thêm vào đó, việc xét nghiệm Covid-19 hàng loạt ở Thượng Hải (Trung Quốc) trong tuần này gây ra lo ngại về khả năng thành phố trở lại giai đoạn phong tỏa, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ dầu.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 8,2 triệu thùng trong tuần trước, do dự trữ tăng và các nhà máy lọc dầu giảm sản lượng.

Tuy nhiên, lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường, đại diện tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ, đã tăng trong tuần gần nhất lên 20,5 triệu thùng/ngày.

Giá cà phê phục hồi, giá tiêu quay đầu giảm mạnh

Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 37 USD (1,90%), giao dịch tại 1.981 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 35 USD (1,80%) giao dịch tại 1.982 USD/tấn.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 1,55 Cent (0,71%), giao dịch tại 220,45 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 1,55 Cent/lb (0,72%), giao dịch tại 217,60 Cent/lb.

Đến nay, hàng robusta Brazil mùa bội thu đã có mặt trên thị trường hơn hai tháng. Kết hợp với lượng robusta Việt Nam xuất mạnh và đồng nội tệ Brazil mất giá đã làm lung lạc thị trường những ngày này.

Thực tế này được nhà môi giới Safras&Mercado (Brazil) khẳng định thêm khi họ đoán đến nay cà phê Brazil đã thu hái 40% (của sản lượng 61,1 triệu bao theo dự đoán của họ) tức chừng 24,5 triệu bao. Như vậy, tuyệt đại bộ phận cà phê được thu hái chính là con số này và chủ yếu là robusta.

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương, giao dịch từ 68.000 – 71.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 71.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 69.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 68.000 đồng/kg.

Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu nên hầu hết thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều giảm lượng nhập khẩu.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước đạt mức 4.546 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu tiêu vẫn tăng trưởng mặc dù lượng giảm 19%.

Giá cao su tiếp tục tăng tại sàn châu Á

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 256,2 yen/kg, tăng 0,87%, tăng nhẹ 2,2 yen/kg tại thời điểm khảo sát lúc 11h36 (giờ Việt Nam). Các kỳ hạn cao su tháng 8, 9, 10, 11 đều tăng ở mức gần 1%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/7/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 249,4 JPY/kg, tăng mạnh 1,9 yên, tương đương 0,77%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 được điều chỉnh lên mức 12.555 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,4% (tương đương 50 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 1,5% xuống 160,1 US cent/lb.

Giá cao su châu Á đồng loạt tăng giá tại Nhật Bản liên tục giảm thời gian vừa qua là do gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và khi dịch Covid-19 tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc - tiếp tục bùng phát, dấy lên mối lo ngại về nhu cầu chậm lại.

Tại Việt Nam, theo thống kê hải quan, trong 6 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cao su ước đạt 1,54 tỷ USD, sản lượng 772.000 tấn, tăng hơn 8% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam, giá cao su xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2022 đạt gần 1.700 USD/tấn. Nhìn chung, trong những tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong các thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam, Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của Việt Nam, với sự gia tăng xuất khẩu cả về lượng và giá trị trong những tháng đầu năm.

Trong các thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam, Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của Việt Nam, với sự gia tăng xuất khẩu cả về lượng và giá trị trong những tháng đầu năm.

Giá khí đốt tiếp tục giảm

Hợp đồng khí đốt tự nhiên của Mỹ giao dịch quanh mức 6 USD/mmBTU vào rạng sáng 9/7.

Khí tự nhiên tăng 2,40 USD/mmBTU hay 64,34% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho hàng hóa này.

Dòng khí đốt của Nga đến châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 và qua Ukraina đã ổn định vào thứ Sáu, trong khi dòng ngược lại trên đường ống Yamal giảm nhẹ, dữ liệu của nhà điều hành cho thấy.

Dòng chảy vật chất đến Đức qua đường ống Nord Stream 1 qua Biển Baltic ở mức 29.280.032 Kilowatt giờ (kWh/h) vào sáng thứ Sáu, không thay đổi so với ngày hôm trước, thông tin của công ty điều hành cho thấy.

Đường ống sẽ được bảo trì thường xuyên hàng năm từ ngày 11/7 đến ngày 21/7, khi thường không có dòng chảy.

Nhà sản xuất khí đốt của Nga Gazprom, đã cắt giảm công suất thông qua đường ống xuống chỉ còn 40%, với lý do việc trả lại thiết bị bị trì hoãn bởi Siemens Energy của Đức tại Canada.

Dữ liệu từ nhà điều hành hệ thống truyền dẫn Ukraina cho thấy các đề cử về dòng khí đốt vào Slovakia từ Ukraine qua điểm biên giới Velke Kapusany không thay đổi và đứng ở mức 36,9 triệu mét khối (mcm) mỗi ngày.

Gazprom cho biết nguồn cung cấp khí đốt của họ đến châu Âu thông qua Ukraina qua cửa khẩu vào Sudzha dự kiến ở mức 41,1 mcm vào thứ Sáu, so với 41,2 mcm vào thứ Năm.

Dữ liệu từ nhà điều hành đường ống Gascade cho thấy dòng khí đốt hướng Đông qua đường ống Yamal-Europe đến Ba Lan từ Đức thấp hơn một chút.

Dữ liệu cho thấy, lưu lượng thoát ra tại điểm đo Mallnow ở biên giới Đức với Ba Lan ở mức 4.876.731 kWh/h vào sáng thứ Sáu, giảm so với mức trên 5.000.000 vào ngày hôm trước một chút.

Khí tự nhiên dự kiến sẽ giao dịch ở mức 6,08 USD/mmBTU vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tăng giá trở lại

Chủ tịch VASEP: Xuất khẩu thuỷ sản 2024 có thể đạt 9,5 tỷ USD

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-hang-hoa-hom-nay-97-vang-den-tang-hon-2-nhom-nong-san-bien-dong-trai-chieu-139437.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thị trường hàng hoá hôm nay 9/7: "Vàng đen" tăng hơn 2%, nhóm nông sản biến động trái chiều
POWERED BY ONECMS & INTECH