Sau khi Bộ Tài chính báo cáo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo về việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công dự án cao tốc mà Tập đoàn Sơn Hải kiến nghị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính không chỉ báo cáo "rất chậm" mà còn chưa thực hiện đúng các yêu cầu chỉ đạo có liên quan đến sự việc này.
Bộ Tài chính vừa báo cáo Chính phủ sau khi kiểm tra quy trình chọn nhà thầu gói thầu cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Phước. Dù ghi nhận việc áp dụng BIM là phù hợp, Bộ yêu cầu chủ đầu tư rà soát lại tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà thầu.
Bộ Tài chính sẽ lập tổ công tác kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thi công xây dựng Dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Phước.
Ông Vũ Ngọc Trụ - Tổ trưởng Tổ chuyên gia đấu thầu cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành khẳng định chứng chỉ hành nghề của ông còn hiệu lực đến năm 2028, bác bỏ thông tin “hết hạn” do Tập đoàn Sơn Hải lan truyền sau khi thua thầu.
Sau thông tin Tập đoàn Sơn Hải phản đối kết quả đấu thầu dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo lập Tổ công tác kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu.
Vụ Sơn Hải trượt thầu dù bỏ giá thấp hơn hàng trăm tỷ đồng đang gây bão dư luận. Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước xác nhận đã tiếp nhận kiến nghị và cho biết đang cho kiểm tra lại, khẳng định mọi quy trình “làm đúng theo luật”.
Theo đánh giá của đơn vị thẩm định, Tập đoàn Sơn Hải bị loại là do không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt là liên quan đến danh mục vật tư, thiết bị.
Việc bị đánh trượt thầu ở dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành vì "không đáp ứng yêu cầu kỹ về kỹ thuật" không phải là lần duy nhất của Tập đoàn Sơn Hải.
Tập đoàn Sơn Hải cho rằng quyết định của chủ đầu tư có dấu hiệu vi phạm các quy định về đấu thầu, tiềm ẩn nguy cơ thất thoát ngân sách Nhà nước 113 tỷ đồng.
Các nhà thầu tham gia gồm Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, CTCP Tập đoàn CIENCO4, Liên danh cao tốc IB2500057961, Liên danh cao tốc Bình Phước và Liên danh cao tốc HCM - TDM - CT.
Trong số 5 nhà đầu tư tham gia, Sơn Hải đưa ra mức giá cạnh tranh nhất và cam kết thi công thần tốc tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua Bình Phước.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu đến ngày 15/3, các đơn vị, địa phương liên quan phải trình đơn giá toàn tuyến, đồng thời đẩy nhanh lập hồ sơ thu hồi đất, bàn giao mặt bằng thi công dự án cao tốc.
Cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành chính thức khởi công đoạn qua Bình Dương, với tổng vốn đầu tư 8.833 tỷ đồng theo hình thức PPP. Thủ tướng yêu cầu rút ngắn tiến độ, đưa vào khai thác dịp 2/9/2026, nhằm kết nối liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành do liên danh Đèo Cả và Becamex IDC (BCM) thực hiện dự kiến khởi công ngay sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tỉnh này đã tiến hành khởi động loạt dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 40.000 tỷ đồng trong đó có dự án KCN và 2 tuyến cao tốc trọng điểm.
Thủ tướng đã đi khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án 17.000 tỷ đồng thuộc cao tốc Bắc - Nam do liên danh Đèo Cả và Becamex đề xuất thực hiện.
Tuyến đường sẽ nối tiếp với cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các sân bay, cảng biển và phát triển kinh tế khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, sân bay Long Thành và hàng loạt tuyến cao tốc, cảng biển.
Sáng 26/9, trong chương trình công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.