Từ ngày 5/2, cách tính khoản thu bất hợp pháp về chứng khoán được thay đổi như nào?

29-01-2024 19:11|Tuệ San

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 73/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 117/2020/TT-BTC.

Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 73/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 117/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/2/2024.

Theo đó, khoản thu trái pháp luật đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong các giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.

Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này.

Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch là giá mua bình quân trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền được điều chỉnh giá theo công thức sau:

P’=(P+Pa*a-C)/(1+a+b)

Trong đó: P’: giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch.

P: giá mua bình quân cổ phiếu trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền.

Pa: giá cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.

a: tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.

b: tỷ lệ chia cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

C: cổ tức bằng tiền.

Số lợi bất hợp pháp phát sinh từ việc thực hiện hành vi che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán, nhằm tránh nghĩa vụ công bố thông tin, chào mua công khai, hoặc tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sẽ được tính toàn bộ số tiền, chứng khoán và lợi ích khác phát sinh từ hành vi che giấu quyền sở hữu thực sự, trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi này.

Từ ngày 5/2, cách tính khoản thu bất hợp pháp về chứng khoán được thay đổi như nào?
Ảnh minh họa

Nếu tổ chức hoặc cá nhân hỗ trợ người khác che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một hoặc một số chứng khoán nhằm tránh nghĩa vụ công bố thông tin, chào mua công khai, hoặc tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thì số lợi bất hợp pháp phát sinh từ hành vi này sẽ bao gồm toàn bộ số tiền, chứng khoán và lợi ích liên quan đến số tiền và chứng khoán này, dựa trên các hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên.

Quy định này áp dụng cho các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 5/2/2024, nếu Thông tư này quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn và đang trong quá trình xem xét ra quyết định xử phạt hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

>> Dư nợ margin đạt đỉnh, lợi nhuận nhóm chứng khoán 'cài số lùi' trong quý cuối năm 2023

Bán ra hơn 73 triệu cổ phiếu PC1, một nhóm cổ đông lớn lãi 335%

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 29/1: HPG, CTR, HND

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tu-ngay-52-cach-tinh-khoan-thu-bat-hop-phap-ve-chung-khoan-duoc-thay-doi-nhu-nao-221640.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Từ ngày 5/2, cách tính khoản thu bất hợp pháp về chứng khoán được thay đổi như nào?
    POWERED BY ONECMS & INTECH