Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Người đàn ông Việt Nam lọt Top giàu nhất thế giới

15-07-2021 10:29|Thu Uyên (Tổng hợp)

Theo bảng tổng kết của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng hiện tại là cái tên dẫn đầu danh sách các tỷ phú Việt Nam lọt Top giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới 5,6 tỷ USD tính đến tháng 4 năm 2020.

Tiểu sử tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có quê gốc tại Hà Tĩnh nhưng sinh ra tại Hà Nội vào ngày 5 tháng 8 năm 1968 (52 tuổi). Ông là con cả trong gia đình, có bố là Phạm Nhật Quang - một quân nhân phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1985, ông Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp tại trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội sau nhiều năm theo học. Sau đó, ông thi đỗ trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và nhận được học bổng du học ngành kinh tế địa chất ở Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.

undefined

Chuyến du học này được xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Tại đây, ông bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh và cũng gặp được người vợ tương lai của mình là bà Phạm Thu Hương. Họ sinh được ba người con là Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Anh.

Em gái ông Phạm Nhật Vượng - bà Phạm Lan Anh cũng là một trong các Thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn Vingroup. Bà cũng kiêm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của tổ Bảo hiểm tài sản của tập đoàn. Bà là người khá kín tiếng với giới truyền thông, nắm trong tay tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế. Ngoài công việc tại Vingroup, bà Phạm Lan Anh còn đứng tên Tổng Giám đốc 3 công ty của riêng mình, hoạt động trong các lĩnh vực truyền thông viễn thông, đầu tư công nghệ và dịch vụ.

Khối tài sản làm nên vị thế của "Người giàu nhất Việt Nam"

Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng từng là cái tên giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời cũng là người giàu thứ nhì cả nước với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, sau khi Vinpearl tiến hành niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào năm 2007.

Đến năm 2013, vị tỷ phú lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới được tạp chí Forbes điểm danh với khối tài sản lên tới 1,5 tỷ USD. Sáu năm sau, cái tên Phạm Nhật Vượng đã nhanh chóng tiến hành tới vị trí Top 200 tỷ phú thế giới năm 2019 với 8,3 tỷ USD, đứng thứ 198 theo thời gian thực (Real time net worth 12/8/2019).

undefined

Tới thời điểm gần đây nhất là tháng 4 năm 2020,ông đã vươn lên vị trí người giàu nhất Việt Nam và giàu thứ 286 trên thế giới với 5.6 tỷ USD. Con số này chủ yếu được thống kê dựa trên những phần công khai quy đổi bằng cổ phiếu đang nắm giữ trong tay ông chủ Vingroup. Ngoài ra, những tài sản khác của vị tỷ phú kín tiếng nhất nhì trong làng doanh nhân Việt này vẫn không hề được công khai.

Trong báo cáo tài chính mới đây nhất, ông Phạm Nhật Vượng đã liên tiếp rút vốn khỏi 2 doanh nghiệp lớn, đó là The CrownX (rút hoàn toàn với 5.538,3 tỷ đồng giá gốc) và Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex (rút 50% số cổ phiếu nắm giữ). Có thể thấy, nguồn tài sản mà Chủ tịch Vingroup nắm giữ sẽ có sự thay đổi theo các báo cáo tài chính sắp tới.

Khởi nghiệp từ anh chàng bán mỳ nơi xứ người

Theo Bloomberg đưa tin: "Trở thành tỷ phú đôla nhờ bước đầu khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina và sau đó là đầu tư bất động sản ở Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng đang nuôi tham vọng vươn tới những cơ hội mới trên thị trường quốc tế."

Trong thực tế, ông Vượng thử nghiệm kinh doanh lần đầu ngay từ khi còn đang học năm 3 tại Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga. Khuyết thiếu kinh nghiệm, ông thay đổi rất nhiều lĩnh vực khác nhau như bán hàng, mở nhà hàng, buôn hàng từ Việt Nam, kinh doanh áo gió giữ nhiệt… nhưng đều không được bền lâu.

Phải đến năm 1993, ông bắt đầu sản xuất một nhãn hiệu mỳ ăn liền có tên là "Mivina". Tình hình kinh doanh thuận lợi giúp ông nhanh chóng trả hết khoản vay 100.000 USD với lãi suất 8%/tháng ban đầu. Tới năm 1996, sản lượng tăng lên một triệu gọi/năm và tới năm 2004 thì nó đã chiếm tới 97% thị phần thực phẩm ăn liền ở Ukraine. Nhân đó, ông tiếp tục mở rộng sản xuất thêm một số loại thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói khác.

Đến năm 2010, ông Vượng có trong tay 2 nhà máy với doanh thu hàng trăm triệu đô la mỗi năm với gần 2.000 công nhân viên. Công ty sản xuất đồ ăn nhanh này cuối cùng được bán cho Nestle S.A của Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD để ông tập trung hoàn toàn vào đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam.

undefined

Trở thành tỷ phú USD đầu tiên được Forbes vinh danh

Ông trùm bất động sản với những cuộc chơi tỷ USD

Sử dụng lợi nhuận có được từ việc kinh doanh sản phẩm ăn liền, ông Phạm Nhật Vượng nhanh chóng lên kế hoạch đầu tư vào du lịch và bất động sản. Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC).

Cuối năm 2009, sau khi chuyển trụ sở từ Ukraina về Hà Nội, Việt Nam, Tập đoàn Technocom chính thức đổi tên thành Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, thường được biết đến với cái tên Vingroup. Tập đoàn không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh, không chỉ dừng lại ở bất động sản và du lịch nữa mà bao gồm cả y tế, giáo dục, bán lẻ, công nghiệp, nông nghiệp và công nghiệp ô tô.

Hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, các bệnh viện, trường học,… mang thương hiệu Vingroup xuất hiện ở khắp nơi (Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Phú Quốc, thương hiệu điện thoại Vsmart …).

Theo ktck chan dung
https://kinhtechungkhoan.vn/ty-phu-pham-nhat-vuong-nguoi-dan-ong-viet-nam-lot-top-giau-nhat-the-gioi-91327.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Người đàn ông Việt Nam lọt Top giàu nhất thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH